googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm Ferritin là gì?

03:44 - 25/10/2020 Lượt xem: 424

Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu ferritin kết hợp với các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ sắt trong máu của một người. 1. Xét nghiệm Ferritin là gì? Ferritin có mặt ở các tổ chức dự trữ sắt: […]

Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu ferritin kết hợp với các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ sắt trong máu của một người.

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Ferritin có mặt ở các tổ chức dự trữ sắt: gan, lách, tủy xương, một phần nhỏ được giải phóng ra huyết thanh. Bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu ferritin để kiểm tra nồng độ sắt trong máu của một người và giúp chẩn đoán nhiều tình trạng bệnh lý bao gồm:

      • Thiếu máu thiếu sắt, hoặc số lượng hồng cầu thấp
      • Hemochromatosis, một bệnh lý di truyền
      • Hội chứng chân tay bồn chồn

Nếu như bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý có liên quan thì hoàn toàn có thể làm xét nghiệm này để dễ dàng hơn trong theo dõi bệnh lý. Việc tạo ra phác đồ từ tiến hành xét nghiệm sẽ giúp quá trình điều trị thêm chính xác và nhanh chóng.

Khi được sử dụng để xác định lượng sắt trong cơ thể, xét nghiệm Ferritin có thể kết hợp cùng những loại xét nghiệm sau đây: sắt huyết thanh, nồng độ huyết sắc tố, xét nghiệm khả năng gắn sắt toàn phần… Việc kết hợp những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đầy đủ về chỉ số sắt. Từ đó, đưa ra được chẩn đoán chính xác.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm?

ý nghĩa của xét nghiệm Ferritin

Xét nghiệm được thực hiện trong chẩn đoán phân biệt các dạng thiếu máu khi phối hợp hàm lượng nồng độ Ferritin với nồng độ sắt và khả năng gắn sắt của cơ thể. Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin cụ thể như sau:

Nồng độ Ferritin tăng cao có thể gặp trong một số bệnh như hemochromatosis khi cơ thể tích trữ quá nhiều sắt tại mô cơ quan. Hoặc có thể gặp ở những người có tiền sử truyền máu nhiều lần, uống thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, viêm gan virus mạn tính…

Nồng độ Ferritin thấp là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nguyên nhân có thể do thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do mất máu, chảy máu… khiến cho không cung cấp đủ lượng sắt theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

3. Ý nghĩa giá trị của xét nghiệm Ferritin?

Một người khỏe mạnh bình thường giao động từ 12 – 300 ng/ml, nữ giới giao động từ 12 – 150 ng/ml.

Khi chỉ số tăng: bệnh nhân có thể gặp ở những tình huống như viêm gan virus mạn tính, nhiễm độc sắt do dùng thuốc sắt kéo dài mà không được thải sắt, truyền máu nhiều lần…

Khi chỉ số giảm: bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng…

4. Khi nào cần làm xét nghiệm Ferritin?

Khi nào cần làm xét nghiệm Ferritin?

Có thể chỉ định thử nghiệm Ferritin vì nhiều lý do:

Trong chẩn đoán: Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân thiếu sắt hoặc thừa sắt, có thể đề nghị xét nghiệm ferritin để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý.

Theo dõi bệnh lý: Nếu như chẩn đoán là rối loạn chất sắt trong cơ thể; bác sĩ có thể tiến hành thử nghiệm ferritin nhằm theo dõi tình trạng và hướng dẫn điều trị.

Một số trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như: mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt; người xanh xao, giảm ham muốn, mất tinh thần… Trong những trường hợp này nguy cơ lượng Ferritin trong máu khá cao.

5. Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm

      • Những trường hợp sau có khả năng dẫn tới tăng giảm nồng độ Ferritin trong máu:
      • Sau khi sử dụng các chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình.
      • Sau khi truyền máu.
      • Nạp vào cơ thể các chất bổ sung sắt và thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao.
      • Huyết thanh có chứa nồng độ lipid cao.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ rối loạn chuyển hóa sắt, người bệnh cần được làm xét nghiệm Ferritin để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng nhưng những biện pháp điều trị phù hợp. Đánh giá chỉ số Ferritin đối với mẹ bầu ngay từ giai đoạn đầu giúp bác sĩ đánh giá chất lượng máu của người mẹ và chỉ số sắt để có hướng tư vấn theo dõi và dùng thuốc phù hợp. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai lớn và uy tín tại Hà Nội đã được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để quản lý thai kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang