googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm máu Ferritin và những điều cần biết

00:42 - 11/04/2020 Lượt xem: 531

Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng gắn và vận chuyển oxy của hồng cầu. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa trong cơ thể. Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu […]

Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng gắn và vận chuyển oxy của hồng cầu. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa trong cơ thể. Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu ferritin kết hợp với các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ sắt trong máu của một người. Trong bài viết này sẽ cung cấp ý nghĩa của xét nghiệm máu ferritin.

1. Ferritin là gì?

Ferritin không phải là chất giống như sắt trong cơ thể bạn. Thực tế, ferritin là protein chứa sắt, phóng thích sắt khi cơ thể cần sắt. Ferritin tồn tại bên trong các thế bào cơ thể bạn, chỉ một số lượng rất ít tuần hoàn trong máu.

Nồng độ cao nhất của ferritin điển hình trong tế bào gan và hệ thống miễn dịch (tế bào lưới nội mạc).

Ferritin được dự trữ trong cơ thể bạn cho đến khi được sử dụng để tạo nhiều tế bào máu. Cơ thể sẽ tạo tín hiệu cho tế bào phóng thích ferritin. Ferritin sau đó sẽ được gắn vào một chất khác gọi là transferrin.

Transferrin là một protein sẽ gắn kết với ferritin để vận chuyển ferritin đến nơi tế bào máu được thành lập. Hình dung transferrin như một xe taxi vận chuyển sắt.

Mặc dù rất quan trọng cho cơ thể có mức độ sắt bình thường, có đủ số lượng sắt dự trữ cũng rất quan trọng. Nếu cơ thể không có đủ ferritin, lượng sắt dự trữ sẽ suy giảm rất nhanh.

Xét nghiệm máu Ferritin và những điều cần biết

2. Xét nghiệm máu ferritin là gì?

Ferritin có mặt ở các tổ chức dự trữ sắt: gan, lách, tủy xương, một phần nhỏ được giải phóng ra huyết thanh. Bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu ferritin để kiểm tra nồng độ sắt trong máu của một người và giúp chẩn đoán nhiều tình trạng bệnh lý bao gồm:

    • Thiếu máu thiếu sắt hoặc số lượng hồng cầu thấp
    • Hội chứng chân tay bồn chồn
    • Hemochromatosis, một bệnh lý di truyền

Bệnh nhân có các tình trạng này có thể cần xét nghiệm máu ferritin thường xuyên để theo dõi sức khỏe.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác để kiểm tra mức độ dự trữ sắt của một người như:

    • Nồng độ sắt trong máu
    • Nồng độ huyết sắc tố, để kiểm tra số lượng hồng cầu.
    • Xét nghiệm khả năng gắn sắt toàn phần, đo mức độ transferrin – một protein vận chuyển ferritin.
    • Gen HFE để chẩn đoán bệnh hemochromatosis

3. Mục đích của xét nghiệm ferritin

Để biết được cơ thể của bạn có thừa ferritin hoặc thiếu hụt không? Từ đó sẽ giúp bác sĩ nhận xét về mức độ sắt toàn bộ. Càng nhiều ferritin, càng nhiều sắt dự trữ trong cơ thể bạn.

4. Chuẩn bị xét nghiệm

Thường không cần phải thực hiện bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào khi xét nghiệm máu ferritin.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân có thực hiện kèm theo các xét nghiệm máu khác như đường máu thì cần phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi lấy máu.

Xét nghiệm máu Ferritin và những điều cần biết

5. Mức ferritin thấp

Kết quả của ferritin thấp là bằng chứng của sự thiếu hụt sắt. Cơ thể cần sắt để tạo ra huyết sắc tố – là một loại protein trong các tế bào hồng cầu vân chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Không có đủ chất sắt, một người có thể bị thiếu máu. Ngoài ra sắt cũng cần thiết cho:

    • Sự tăng trưởng và phát triển
    • Sản xuất hormone.
    • Chuyển hóa và trao đổi chất

Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng sau đây:

    • Chóng mặt, mệt mỏi
    • Đau đầu
    • Khó thở, đuối sức.
    • Nhịp tim không đều, da nhợt nhạt

Trường hợp thiếu máu nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

6. Nồng độ ferritin cao

Mức ferritin cao hơn bình thường có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

    • Bệnh tan máu
    • Tình trạng viêm mãn tính
    • Bệnh bạch cầu, ung thư tủy xương.
    • Lạm dụng rượu
    • Porphyria, một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến da và hệ thần kinh.
    • Ung thư hạch Hodgkin – một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết;
    • Cường giáp
    • Bệnh gan
    • Những người đã được truyền máu nhiều lần cũng có thể có mức ferritin cao.

Khi mức ferritin cao trên bình thường, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm thêm để tìm ra các nguyên nhân cơ bản để có được tiến trình điều trị tốt nhất.

Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu đơn giản để đo mức ferritin trong cơ thể. Kết quả bất thường có thể chỉ ra một bệnh lý tiềm ẩn chẳng hạn như thiếu sắt, bệnh hemochromatosis hoặc một số loại ung thư.

Nếu có bất thường về kết quả xét nghiệm máu ferritin của mình nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải thích kết quả và có những lời khuyên về phương pháp khắc phục, điều trị chính xác.

Với phương châm’’ Dịch vụ tốt-công nghệ cao’’ Phòng khám sản chuyên nghiệp 43 Nguyễn Khang luôn không ngừng cố gắng đem đến những công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới để phục vụ bệnh nhân. Với sự đầu tư về công nghệ máy móc phòng khám chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng-chính xác – chất lượng- an toàn từ khâu tiếp nhận vận hành , phân tích bệnh phẩm đến khâu trả kết quả xét nghiệm để đem lại sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Để đặt lịch khám và xét nghiệm máu bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?