Xét nghiệm Nipt có cần nhịn ăn không?

08:15 - 15/04/2021 Lượt xem: 296

Hầu hết các xét nghiệm máu thông thường đều có ‘‘thủ tục’’ bắt buộc: nhịn ăn trước khi lấy máu và thực hiện vào buổi sáng. Với xét nghiệm Nipt có cần phải nhịn ăn như vậy không? Hãy cùng phòng khám giải đáp câu hỏi này nhé!

1. Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm NIPT (NIPT – Non-Invasive Prenatal Test) là xét nghiệm trước sinh không xâm lấn, xét nghiệm này sẽ phân tích các đoạn DNA nhỏ đang chuyển động trong máu của thai phụ.

Không giống như hầu hết các DNA được tìm thấy bên trong nhân của một tế bào, các đoạn DNA nhỏ này là trôi nổi tự do và không nằm trong các tế bào, do đó được gọi là DNA không có tế bào hay DNA tự do ngoại bào (cfDNA – Circulating free DNA).

Khi mang thai, dòng máu của thai phụ chứa hỗn hợp cfDNA đến từ tế bào của mẹ và tế bào từ nhau thai. Nhau thai là mô trong tử cung liên kết với thai nhi và nguồn cung cấp máu của người mẹ.

Những tế bào này được đưa vào máu của người mẹ trong suốt thai kỳ. DNA trong các tế bào nhau thai thường giống hệt với DNA của thai nhi. Phân tích cfDNA từ nhau thai giúp phát hiện sớm các bất thường di truyền nhất định mà không gây hại cho thai nhi.

2. Xét nghiệm Nipt phát hiện bất thường hội chứng nào?

Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi bẩm sinh nghiêm trọng, phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST) như:

– Kết quả chính xác đến 99,9%, bởi NIPT được thực hiện nhờ công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới.

– Có kết quả nhanh, chỉ sau khi lấy mẫu là 5 đến 7 ngày.

3. Đối tượng nguy cơ cao cần làm xét nghiệm?

  • Phụ nữ mang thai khi tuổi đã trên 35
  • Phụ nữ từng có tiền sử thai chết lưu, sảy thai, sinh con dị tật
  • Gia đình thai phụ có người mắc bệnh di truyền liên quan tới nhiễm sắc thể
  • Phụ nữ làm việc hoặc thường tiếp xúc với môi trường có hóa chất, phóng xạ độc hại
  • Phụ nữ mang thai đã siêu âm, làm Double Test, Triple Test và kết quả có nguy cơ từ trung bình đến cao.

4. Cần chuẩn bị gì trước khi làm NIPT?

      • Mang đầy đủ các xét nghiệm của bạn liên quan tới thai kỳ lần này và các xét nghiệm, kết quả liên quan tới bệnh di truyền trong gia đình bạn
      • Không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm NIPT. Do sử dụng phương pháp phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ (DNA của thai nhi là không thay đổi) nên các mẹ bầu không cần nhịn ăn, cũng như có thể lấy máu vào tất cả các thời điểm trong ngày.

– Quy trình thực hiện xét nghiệm:

      • Bước 1: Tư vấn trước xét nghiệm
      • Bước 2: Lấy 7-10ml máu mẹ và phân tách DNA ngoại bào của nhau thai
      • Bước 3: Giải trình tự DNA ngoại bào
      • Bước 4: Phân tích bằng phương pháp đếm
      • Bước 5: Trả kết quả và tư vấn sau xét nghiệm

Điều duy nhất các chị em cần lưu ý đó là thời gian làm xét nghiệm. Nipt có thể làm được từ rất sớm khi thai tròn 9 tuần. Đây là thời điểm lượng DNA của thai nhi phóng thích ra trong máu mẹ tương đối đủ để Nipt phân tích và đánh giá được > 99% bé có nguy cơ mắc các dị tât bẩm sinh nguy hiểm như Down, Edwards, Patau…hay không. Vì vậy mẹ cần làm xét nghiệm sớm để có hướng can thiệp phù hợp. 

Ngoài ra, nipt là kỹ thuật không xâm lấn nên các chị em cũng không lo bị đau hay ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu chị em còn cảm thấy băn khoăn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?