Xét nghiệm Non-stress và những lưu ý trong kết quả
02:08 - 27/11/2020 Lượt xem: 739
1. Xét nghiệm Non-stress test là gì? Xét nghiệm Non-stress test (NST) là xét nghiệm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi) để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ […]
1. Xét nghiệm Non-stress test là gì?
Xét nghiệm Non-stress test (NST) là xét nghiệm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 28 trở đi) để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ oxy.
2. Xét nghiệm Non-stress test được đọc như thế nào?
Khi làm Non-stress test (NST), sản phụ thường được theo dõi trong khoảng 20 – 40 phút. Đánh giá NST dựa trên 3 yếu tố:
- Tim thai cơ bản (dao động trong khoảng từ 120-160 lần/phút)
- Dao động nội tại (là sự thay đổi nhịp tim thai qua từng giây)
- Sự tăng nhịp tim thai tương ứng với mỗi cử động thai
Bình thường tim thai cơ bản khoảng 140 lần/phút, dao động nội tại khoảng 10-25 nhịp và trong 20 phút đầu của thử nghiệm có ít nhất 2 nhịp tăng với đỉnh nhịp tăng ít nhất là 15 nhịp so với nhịp tim thai căn bản và kéo dài tối thiểu trong 15 giây. Tuy nhiên nếu trong 20 – 30 phút có xuất hiện 3 – 4 nhịp tăng tương ứng với cử động thai thì cũng có thể kết luận thai bình thường và không cần kéo dài thử nghiệm thêm.
NST được kết luận là có đáp ứng khi cả 3 yếu tố khảo sát đều trong giới hạn bình thường, kết luận này có giá trị xác nhận tình trạng thai nhi còn đang khoẻ mạnh và sẽ tiếp tục như vậy trong khoảng 1 tuần nữa nếu không có tai biến nào khác. Một em bé di chuyển nhiều và có nhịp tim bình thường được phân loại là “Đáp ứng” – tức là khỏe mạnh và không bị suy thai.
Khi 2 yếu tố đầu bình thường nhưng yếu tố thứ 3 không thỏa mãn yêu cầu thì kết luận NST không đáp ứng và gọi là NST nghi ngờ. Một thai nhi “Không đáp ứng” nghĩa là bé không thực hiện số cử động tối thiểu trong khoảng thời gian 40 phút hoặc nhịp tim thai không tăng lên tương ứng khi thai cử động. Kết quả không phản ứng không có nghĩa là em bé có thể đang gặp nguy hiểm.
Lưu ý
Khi 1 trong 3 yếu tố trên không đạt điều kiện ở mức bình thường. Trong trường hợp NST nghi ngờ hoặc không đáp ứng cần lặp lại thử nghiệm này sau 20 phút; hoặc 6 giờ; hoặc 24 giờ (nếu không thấy có nguy cơ gì). Nếu xét thấy thai có nhiều nguy cơ thì tiến hành thực hiện các phương pháp khảo sát sức khoẻ thai khác để có kết luận đúng mức về tình trạng sức khỏe thai và có hướng can thiệp thích hợp. Để kết luận NST không đáp ứng, các kỹ thuật viên sẽ gây ra tiếng ồn trên bụng hoặc cung cấp cho bạn đồ uống có đường để khuyến khích bé di chuyển và thử nghiệm thêm 40 phút nữa.
Nếu bác sĩ xác định rằng bé có thể bị suy thai, người mẹ sẽ được yêu cầu xét nghiệm thêm (như stress test, sinh trắc học thai nhi) để xác định xem có cần phải khởi phát của chuyển dạ cũng như xem xét việc mổ lấy thai cấp cứu hay không.
3. Lưu ý trong kết quả xét nghiệm Non-stress test
Suy thai (ST) âm tính: biểu đồ tim thai không có nhịp giảm khi có ít nhất 3 cơn gò/10 phút, mỗi cơn kéo dài ít nhất 40 giây.
ST nghi ngờ: biểu đồ tim thai có nhịp giảm nhưng không hằng định và không xảy ra trong những cơn gò sau.
ST dương tính: biểu đồ tim thai có nhịp giảm hằng định và kéo dài.
Lưu ý:
Tăng kích thích: nếu cơn gò tử cung kéo dài > 90 giây và > 5 cơn co trong 10 phút, hoặc tăng trương lực cơ bản kéo dài thì sự xuất hiện của nhịp giảm không nhất thiết chỉ ra bệnh lý tử cung nhau.
Không thỏa đáng: khi có ít hơn 3 cơn gò trong 10 phút hoặc cường độ cơn gò yếu.
ST âm tính: là một dấu hiệu tốt cho sức khỏe thai, có thể lặp lại test mỗi tuần.
ST dương tính:
Có thể xuất hiện do hạ đường huyết áp do tư thế nằm ngửa; dị dạng thai nhi; giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu mẹ; suy tử cung nhau thật sự.
Kết hợp với NST không đáp ứng khi thai trưởng thành: chấm dứt thai kỳ (mổ lấy thai).
Kết hợp với NST đáp ứng: thường là ST dương tính giả; có thể lặp lại test trong 24 giờ hoặc làm các xêt nghiệm đánh giá khác.
ST nghi ngờ hoặc tăng kích thích: Nên lặp lại test trong vòng 24 giờ. ST nghi ngờ có thể chỉ ra một thai nhi khỏe mạnh hoặc thai nhi mới bị suy thai; nếu kèm với NST đáp ứng thì thai có thể vẫn khỏe mạnh.
Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín là bước đầu tiên để chuẩn bị cho em bé khỏe mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy là đơn vị khám được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang