Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

03:03 - 30/10/2020 Lượt xem: 2122

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm quan trọng, giúp bạn biết được những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn bên trong cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu định kỳ là việc làm cần thiết để có thể biết được tình hình sức khỏe của mình. Mặc dù đây là xét nghiệm khá […]

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm quan trọng, giúp bạn biết được những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn bên trong cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu định kỳ là việc làm cần thiết để có thể biết được tình hình sức khỏe của mình. Mặc dù đây là xét nghiệm khá quen thuộc với nhiều người nhưng có khá nhiều câu hỏi có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không được gửi tới phòng khám 43 Nguyễn Khang. Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và nhất là thay đổi thành phần hoá học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm quan trọng và cần thiết giúp chẩn đoán các bệnh lý.

Tổng phân tích nước tiểu có thể được sử dụng để sàng lọc và/ hoặc giúp chẩn đoán các tình trạng như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn thận, bệnh gan, đái tháo đường hoặc các tình trạng trao đổi chất khác, cũng có thể sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh hoặc đánh giá hiệu quả điều trị.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định trong các trường hợp:

      • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật; nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…
      • Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau bụng, đi tiểu đau, đau sườn; sốt, máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
      • Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát được; suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu; sàng lọc ma túy và viêm thận (viêm cầu thận).
      • Theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng với điều trị: bệnh thận liên quan đến tiểu đường; suy thận, bệnh thận liên quan đến lupus, bệnh thận liên quan đến huyết áp; nhiễm trùng thận, protein trong nước tiểu, máu trong nước tiểu.
      • Thử thai, khám thai định kỳ

3. Lấy nước tiểu có phải nhịn ăn không?

Đây là vấn đề rất nhiều người muốn biết để chuẩn bị tốt ngay khi ở nhà. Tốt nhất bạn nên cả nhịn ăn và nhịn tiểu để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Không nên ăn uống trước khi đi xét nghiệm bởi xét nghiệm nước tiểu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy. Bạn không được ăn các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như: củ cải đường, quả mâm xôi hoặc đại hoàng. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể; khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.

Để đăng ký khám thai, xét nghiệm máu, nước tiểu quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu