Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết

11:48 - 23/04/2024 Lượt xem: 40 Tác giả: Thanh Nga

Khám phụ khoa là danh mục khám dành riêng cho nữ giới, tập trung vào việc kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ sinh dục và sinh sản. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chị em thắc mắc khi đi khám phụ khoa cần làm những xét nghiệm gì? Nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt những thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa là quá trình kiểm tra, thăm khám cơ quan sinh dục nữ, bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và vùng xung quanh  nhằm giúp phát hiện những bất thường và can thiệp điều trị sớm.

Thông thường bạn nên đi khám phụ khoa vào các thời điểm sau đây:

– Khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần.

– Khi vùng kín có các dấu hiệu bất thường, cần khám phụ khoa càng sớm càng tốt: khí hư có mùi hôi, màu sắc lạ, ngứa, đau rát vùng kín, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, đau sau quan hệ, rối loạn kinh nguyệt kéo dài,...

– Khám phụ khoa trước khi kết hôn.

– Khám phụ khoa khi có kế hoạch mang thai.

Quy trình khám phụ khoa: tham khảo Bài viết

Các xét nghiệm, siêu âm trong khám phụ khoa

  1. Siêu âm đầu dò âm đạo

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá tình hình buồng trứng, tử cung và cơ quan sinh dục khác. Lưu ý: phương pháp này không sử dụng cho phụ nữ chưa quan hệ.

  1. Siêu âm tuyến vú

Kiểm tra tuyến vú phát hiện sớm ung thư vú cũng như các u hạch nếu có

  1. Xét nghiệm ThinPrep Pap

Là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) được cải tiến, trong đó các chất liệu cổ tử cung thu lượm không phải được phết (smear) vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được sử lý bằng máy ThinPrep để làm tiêu bản một cách hoàn toàn tự động. Xét nghiệm ThinPrep Pap có thể được sử dụng để đánh giá mẫu tế bào cổ tử cung-âm đạo, phát hiện các thay đổi về tiền ung thư, ung thư và viêm. Xét nghiệm này dành cho phụ nữ từ 21- 65 tuổi và nên thực hiện 3 năm/lần

  1. Xét nghiệm HPV

Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa lây truyền qua đường tình dục. HPV được tìm thấy trong 99% khối u cổ tử cung, đặc biệt là type 16 và 18. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy người bệnh có nhiễm virus HPV hay không. Đồng thời còn có thể nghiên cứu xác định chủng HPV.

Đây là loại xét nghiệm đơn giản và nhanh chóng nhưng không thể thiếu trong quá trình sàng lọc ung thư cổ tử cung.

– Nếu kết quả dương tính: Bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Cần thực hiện xét nghiệm HPV và PAP test trong 12 tháng tiếp theo.

– Nếu kết quả âm tính: Bạn vẫn nên duy trì thực hiện bộ đôi xét nghiệm HPV và PAP test định kỳ mỗi 3-5 năm.

Tuy nhiên chỉ phụ thuộc vào kết quả của 2 xét nghiệm này thôi là chưa đủ. Để sàng lọc ung thư chắc chắn nhất thì cần thực hiện thêm:

– Soi cổ tử cung

– Sinh thiết

  1. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung nên được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy có sự thay đổi bất thường đối với các tế bào cổ tử cung. Ngoài ra, thủ thuật này cũng giúp chẩn đoán:

  • Viêm cổ tử cung
  • Các tế bào tăng sinh lành tính: polyp cổ tử cung
  • Xuất huyết ở cổ tử cung
  • Mụn cóc sinh dục 
  • Dấu hiệu tiền ung thư, ung thư cổ tử cung
  1. Soi tươi

Soi tươi dịch âm đạo là kỹ thuật xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là dịch âm đạo trong quá trình thăm khám phụ khoa nhằm xác định nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Mẫu dịch âm đạo sẽ được kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn, nấm, trùng roi đường sinh dục, bạch cầu,... và các tế bào bất thường.

Một số những tác nhân gây viêm âm đạo thường gặp:

  • Trichomonas Vaginalis: Viêm nhiễm do ký sinh trùng
  • Nấm ( thường là nấm Candida albicans): viêm nhiễm do vi nấm
  • Cầu khuẩn gram (+), trực khuẩn gram (-),trực khuẩn gram (+): Viêm nhiễm do vi khuẩn
  • Tế bào clue (clue cell): là hiện tượng viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn với số lượng vi khuẩn quá nhiều gây phá vỡ cấu trúc màng tế bào biểu mô âm đạo.
  • Bạch cầu: Cho biết mức độ viêm nhiễm

xét nghiệm, phụ khoa

  1. Xét nghiệm Chlamydia

Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm giúp tìm ra vi khuẩn Chlamydia trachomatis ( gây bệnh Chlamydia lây truyền qua đường tình dục) trong cơ thể. Phương pháp này sẽ lấy các mẫu dịch ở vùng kín: Âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung để làm xét nghiệm.

Độ chính xác của phương pháp này khá cao (98.8%).

xét nghiệm, phụ khoa

  1. Xét nghiệm nước tiểu

Viêm âm đạo và viêm niệu đạo là hai bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Chỉ số Nitrite và Bạch cầu xuất hiện trong xét nghiệm nước tiểu góp phần gợi ý cho bác sĩ về tình trạng viêm nhiễm niệu đạo. Do âm đạo và niệu đạo ở rất gần nhau nên các vi khuẩn gây viêm âm đạo có thể lây sang niệu đạo và ngược lại.

xét nghiệm, phụ khoa

Lưu ý khi đi khám phụ khoa

  • Lựa chọn phòng khám uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp.
  • Không nên đi khám phụ khoa trong kì kinh nguyệt do máu kinh nhiều, niêm mạc bong tróc nên khó quan sát, đồng thời trong những ngày này, việc thăm khám dễ gây nhiễm khuẩn, vi khuẩn dễ tăng sinh và gây bệnh. Thời điểm khám hợp lý là sau sạch kinh 3-5 ngày
  • Tránh dùng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn, các loại thuốc đặt, thực hiện các động tác thụt rửa sâu bên trong âm đạo hay quan hệ tình dục trong vài ngày trước để tránh làm thay đổi môi trường và hệ vi sinh vùng kín gây nhầm lẫn trong phân tích mẫu bệnh phẩm
  • Không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ do sẽ làm tăng nhiệt độ tại vùng cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến lượng dịch bài tiết từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường khiến kết quả không chính xác
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch trước khi đi khám.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, mặc trang phục dễ di chuyển.

 

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Xét nghiệm Thinprep – xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung