googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ

09:09 - 19/12/2021 Lượt xem: 1154 Tác giả: Thu Hoàng

Tiền sản giật là biến chứng nặng nề trong thai kỳ cho cả sản phụ và thai nhi, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và thai. Phát hiện sớm, hành động sớm giúp giảm gánh nặng điều trị cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

1.Bệnh lý tiền sản giật

Tiền sản giật– sản giật là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suất và tử suất hàng đầu của sản phụ trên toàn cầu từ xưa cho đến nay, vì những nguy cơ của sinh non tháng do việc phải chấm dứt thai kỳ sớm do suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng trong tử cung… Tại Việt Nam, tiền sản giật – sản giật  được coi là một trong năm tai biến sản khoa hàng đầu cần được quản lý và khống chế trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nhằm giảm tỉ lệ tử vong mẹ tại Việt Nam.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh lý này nhằm làm giảm các biến chứng xấu cho mẹ và bé, nhưng điều trị triệt để cho bệnh lý tiền sản giật nặng là phải chấm dứt thai kỳ ngay cả với những thai kỳ non tháng, làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh và các hậu quả khác của trẻ non tháng.

Dự phòng tốt nhất là dự phòng cấp một, nghĩa là dự phòng làm sao cho bệnh lý tiền sản giật và sản giật không xảy ra khi mang thai. Gần đây, qua nhiều nghiên cứu thì FMF (Fetal Medicine Foudation) đã xây dựng ra mô hình tiên lượng bệnh lý tiền sản giật dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố nguy cơ nền của mẹ, động mạch tử cung, PAPP-A, PLGF,…nhằm tầm soát sớm tiền sản giật ở quý I với giá trị phát hiện bệnh khá cao 93%.

tiền sản giật

2. Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát tiền sản giật như thế nào?

Đây là một xét nghiệm tầm soát, không phải xét nghiệm chẩn đoán.

  • Xét nghiệm có độ nhạy là 90%, dương tính giả là 10%.
  • Xét nghiệm cho kết quả nguy cơ thai phụ có khả năng xuất hiện tiền sản giật tại các thời điểm < 32 tuần thai và < 37 tuần thai là cao hay thấp.
  • Kết quả nguy cơ thấp: Thai phụ gần như không xuất hiện tiền sản giật. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên tiếp tục khám thai định kỳ và theo dõi như bình thường, vì xét nghiệm tầm soát không phải là tuyệt đối chính xác 100%.
  • Kết quả nguy cơ cao: Thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi sát và có kế hoạch can thiệp thích hợp.

Nếu phụ nữ thuộc nhóm thai phụ có khả năng cao bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ tư vấn và kê toa thuốc phòng ngừa. Theo nghiên cứu ASPRE, với các thai phụ nguy cơ cao tiền sản giật qua tầm soát, việc sử dụng Aspirin (150mg hàng ngày, buổi tối) bắt đầu trước 16 tuần thai và kéo dài đến 36 tuần thai cho thấy có hiệu quả ngăn ngừa tiền sản giật <34 tuần là hơn 80% và <37 tuần là hơn 60%.

Để phát hiện sớm tiền sản giật, tốt nhất là đi khám thai sớm. Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần một tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

3. Khi nào cần xét nghiệm tiền sản giật

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế năm 2021 sàng lọc tiền sản giật là một xét nghiệm thường quy, trong quy trình quản lý thai, khám thai cho tất cả mọi thai phụ.

Dấu hiệu sớm của tiền sản giật có thể là:

  • Huyết áp đột ngột tăng cao, thường trên 140/90 mmHg.
  • Có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu lớn hơn 300 mg/24h.
  • Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về thận.
  • Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.
  • Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu < 100.000/mm3
  • Chức năng gan suy giảm.
  • Khó thở do có dịch trong phổi.
  • Phù toàn thân.
  • Một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm:
  • Bản thân hoặc gia đình có tiền sử bị tiền sản giật.
  • Tuổi thai phụ trên 40 tuổi.
  • Béo phì
  • Đa thai
  • Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh hệ thống (ví dụ: Lupus ban đỏ,…)

Tiền sản giật là biến chứng nặng nề trong thai kỳ cho cả sản phụ và thai nhi, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ và thai. Qua những hiểu biết tương đối về cơ chế bệnh sinh dù vẫn chưa được chứng thực rõ ràng, các nhà lâm sàng đều đồng thuận rằng có thể tầm soát và dự phòng tiền sản giật từ sớm. Phát hiện sớm, hành động sớm giúp giảm gánh nặng điều trị cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng rằng sẽ có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra những hiểu biết rõ hơn về bệnh sinh cũng như cách thức dự phòng, điều trị, mang tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV