googleb578e89369db4e48.html

Xét nghiệm Ure máu tăng cao nguy hiểm như thế nào tới cơ thể

01:44 - 15/06/2020 Lượt xem: 889

Ure là chỉ số được chỉ định trong xét nghiệm máu để đánh giá chức năng của thận. Khi xét nghiệm Ure trong máu tăng cao hơn bình thường chứng tỏ thận đang hoạt động không tốt và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. 1. Xét nghiệm Ure máu là gì? Ure luôn có […]

Ure là chỉ số được chỉ định trong xét nghiệm máu để đánh giá chức năng của thận. Khi xét nghiệm Ure trong máu tăng cao hơn bình thường chứng tỏ thận đang hoạt động không tốt và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Xét nghiệm Ure máu là gì?

Ure luôn có trong cơ thể và thường xuyên được bổ sung bằng chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) chúng ta ăn hằng ngày. Đó là các protein ngoại sinh và được các protease của đường tiêu hóa chuyển hóa thành axit amin. Cuối cùng được chuyển hóa thành NH3 và CO2.

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể, được đào thải ra ngoài qua thận. Ure tương đối ít độc kể cả khi lượng Ure trong máu tăng cao. Để đánh giá khả năng lọc của thận, Người ta thường xét nghiệm máu để xác định chỉ số Ure máu, nếu chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém.

Giá trị bình thường của Ure trong máu vào khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

2. Dấu hiệu của Ure máu tăng cao

      • Ăn không ngon, chướng hơi đầy bụng, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, kiệt sức, mất ngủ;
      • Buồn nôn, tiêu chảy;
      • Lưỡi chuyển sang màu đen, họng và niêm mạc miệng loét;
      • Thân nhiệt giảm;
      • Hơi thở có mùi amoniac, rối loạn nhịp thở;
      • Tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ;
      • Nếu bị suy thận giai đoạn cuối có thể bị trụy mạch;
      • Trường hợp nặng có thể bị hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co và phản ứng ánh sáng kém;
      • Khi khám không thấy dấu thần kinh khu trú, không có hội chứng màng não;
      • Chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc.

3. Xét nghiệm Ure máu tăng cao nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe

Ảnh hưởng của ure máu tăng

Ảnh hưởng thần kinh

Tăng giảm Ure máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần, người bệnh có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ; nặng hơn thì rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Khi Ure máu tăng cao ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.

Ảnh hưởng thân nhiệt

Sự thay đổi Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm.

Ảnh hưởng tim mạch

Sự thay đổi bất thường của nồng độ Ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Đặc biệt có thể gây ra trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt đối với người bị suy thận giai đoạn cuối.

Ảnh hưởng hô hấp

Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac), thậm chí có thể gây hôn mê.

Ảnh hưởng tiêu hóa

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon. Khi ở mức độ nặng hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, có dấu hiệu đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa.

Ảnh hưởng huyết học

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ ảnh hướng có thể khác nhau, thường tăng Ure máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Trên đây là những ảnh hưởng của chỉ số ure máu tăng đối với cơ thể. Để cập nhật về các kiến thức liên quan tới sức khỏe, sản phu khoa và các kiến thức sau sinh. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN. Để đặt lịch khám thai và khám phụ khoa, bạn có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang