googleb578e89369db4e48.html

Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ

14:39 - 07/04/2022 Lượt xem: 513 Tác giả: Thanh Nga

Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ chiếm khoảng 2%-5% tổng số thai kỳ, là một tình trạng cần được đánh giá và xử trí cấp cứu nhằm có một kết cục tốt cho cả mẹ và thai nhi.

1. Những nguyên nhân gây xuất huyết  3 tháng cuối thai kỳ

- Nguyên nhân thường gặp

- Nguyên nhân ít gặp

  • Vỡ mạch máu của bánh rau
  • Ránh cổ tử cung, âm đạo
  • Những tổn thương ở cổ tử cung, âm đạo (bao gồm cả ung thư)
  • Những rối loạn đông máu bẩm sinh
  • Không rõ nguyên nhân(sau khi đã loại trừ các nguyên nhân trên )

2. Rau tiền đạo

Là rau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung. Do đó, bánh rau sẽ cản trở toàn bộ hoặc một phần đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết 3 tháng cuối.

Bệnh nhân có triệu chứng chảy máu đột ngột, không kèm đau bụng, máu âm đạo ra cả đỏ tươi lẫn máu cục, chảy máu kết thúc đột ngột cũng như khi xuất hiện. Khoảng cách giữa các đợt chảy máu ngắn lại, lượng máu chảy ra về sau càng nhiều hơn. Bệnh nhân mất máu nhiều có thể bị sốc, gây nguy hiểm tính mạng. Khi khám, ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường, tim thai bình thường hoặc suy thai nếu mẹ bị sốc.

3. Rau bong non

Bình thường, bánh rau sẽ bám vào thành tử cung, rau bong non là tình trạng rau bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương, đây là nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ.

Triệu chứng của rau bong non tùy theo mức độ bệnh:

  • Thể nhẹ: bệnh nhân toàn trạng bình thường, chảy máu ít. Khi khám có thể có hoặc không có suy thai. Bệnh thường chỉ chẩn đoán được khi làm siêu âm.
  • Thể trung bình: bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật, tử cung co cứng nhiều, tim thai có thể nhanh hoặc chậm, máu âm đạo ra lượng vừa loãng. Bệnh nhân có thể có sốc nhẹ.
  • Thể nặng: người bệnh đau dữ dội, bị tiền sản giật nặng, ra máu âm đạo đen, loãng không đông. Khi khám không thấy tim thai, trương lực cơ tử cung tăng, tử cung cứng như gỗ, cổ tử cung cứng, ối căng phồng, trong nước ối có thể có máu.

Bệnh nhân cần được nhanh chóng hồi sức chống sốc (nên truyền máu tươi) và phẫu thuật lấy thai. Bù đủ thể tích máu lưu thông bằng truyền dịch để đề phòng rối loạn đông máu.

4. Dọa vỡ tử cung

Sản phụ đau nhiều do cơn co tử cung nhanh và mạnh. Khi khám thấy vòng Bandl kéo lên cao, tử cung có hình quả bầu nậm, tim thai nhanh, chậm hoặc không đều. Khám âm đạo thấy ngôi thai bất thường, ngôi cao hoặc chưa lọt.

Bệnh nhân sẽ xử trí bằng các thuốc giảm co mạch, truyền dịch, tìm và xử trí theo nguyên nhân gây dọa vỡ tử cung. Nếu là nguyên nhân gây đẻ khó thì phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu qua ngã bụng.

5. Vỡ tử cung

xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ

Vỡ tử có thể gây ra máu khi mang thai tháng cuối. Trước khi vỡ tử cung, sản phụ có dấu hiệu dọa vỡ tử cung trừ trường hợp có sẹo phẫu thuật cũ ở tử cung. Sản phụ đang đau dữ dội, sau một cơn đau chói đột ngột thì hết đau và có thể sốc. Khi vỡ tử cung, các cơn co tử cung của sản phụ không còn, mạch nhanh, huyết áp giảm, chân tay lạnh, vã mồ hôi,...Khi khám thấy bụng chướng, nắn đau, sờ thấy phần thai ngay dưới da bụng, bụng méo và không còn dấu hiệu dọa vỡ, tim thai mất, thăm âm đạo không có xác định ngôi thai.

Đây là tình trạng đe dọa tính mạng, bệnh nhân cần được hồi sức chống choáng, nâng huyết áp, truyền máu và chuyển ngay đến phòng mổ cấp cứu, xử trí vết rách tử cung (bảo tồn, cắt tử cung toàn phần hoặc bán toàn phần).

6. Dọa sinh non

Ra máu khi mang thai tháng cuối có thể là một dấu hiệu của chuyển dạ. Trước hoặc ngay khi bắt đầu chuyển dạ, âm đạo sẽ tiết ra một ít chất nhầy lẫn máu còn gọi là chất nhầy hồng âm đạo. Nếu xảy ra quanh 3 tuần ngày dự sinh thì đây là dấu hiệu bình thường. Nếu xuất hiện sớm hơn có thể là dấu hiệu sinh non.

Một số dấu hiệu khác của chuyển dạ sinh non là tăng tiết dịch âm đạo, cảm giác áp lực tăng lên khung chậu, tức bụng dưới, đau lưng âm ỉ, dạ dày bị co thắt, có thể kèm tiêu chảy, xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc tử cung co cứng, chuột rút nhẹ, nước ối vỡ ra rất nhiều hoặc rỉ ra từ từ.

Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của những tai biến sản khoa nguy hiểm, đe dọa sức khỏe mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn, khi có dấu hiệu chảy máu nửa cuối thai kỳ, phụ nữ phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.