googleb578e89369db4e48.html

Xuất huyết giảm tiểu cầu: Những điều cần biết

09:25 - 20/05/2020 Lượt xem: 1535

Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng xuất huyết do tiểu cầu bị phá huỷ quá nhiều ở máu ngoại vi hoặc giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Căn bệnh này khá nguy hiểm, phức tạp, thường phải điều trị lâu dài, và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh xuất […]

Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng xuất huyết do tiểu cầu bị phá huỷ quá nhiều ở máu ngoại vi hoặc giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Căn bệnh này khá nguy hiểm, phức tạp, thường phải điều trị lâu dài, và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam giới.

1. Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là thành phần tế bào của máu; được sản xuất từ tuỷ xương và lưu thông khắp nơi trong cơ thể. Chức năng chính của tiểu cầu là tham gia quá trình đông cầm máu, đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường và không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương.

2. Bình thường số lượng tiểu cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Ở người bình thường, số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua máy xét nghiệm huyết học sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.

3. Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura- TTP)  là một rối loạn hiếm gặp dẫn đến thiếu máu huyết tán vi mạch và giảm tiểu cầu. Trong bệnh này, các cục máu nhỏ hình thành trên khắp cơ thể của người bệnh.

xuất huyết giảm tiểu cầu
Hình ảnh chấm xuất huyết dưới da.

Các cục máu nhỏ có thể chặn các mạch máu đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến làm tổn hại chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như tim, não và thận.

Các cục máu nhỏ cũng có thể sử dụng quá nhiều tiểu cầu máu của bạn do đó máu của người bệnh sau đó có thể không thể hình thành cục máu đông khi cần bị chấn thương, và dẫn đến hậu quả là  không thể cầm máu được.

4. Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trong đó phải kể đến một số nguyên nhân như:

    • Nhiễm trùng nặng, nhiễm ký sinh trùng (sốt rét…)
    • Nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…)
    • Các bệnh có lách to (xơ gan, cường lách)
    • Các bệnh về máu (suy tủy xương, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch; ung thư nơi khác xâm lấn vào tủy xương, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…)….

Ngoài ra, còn phải kể đến các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (một số thuốc cảm cúm, an thần, hạ nhiệt, kháng sinh, thuốc nam, thuốc bắc không rõ loại…) và do độc chất. Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

5. Bệnh biểu hiện triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng thường gặp nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu và khiến bệnh nhân đi khám bệnh là xuất hiện các chấm, đốm hoặc mảng bầm, xuất huyết rải rác ở da hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, môi, lưỡi, họng,…).

Khi tình trạng tiểu cầu giảm nặng, có thể biểu hiện các triệu chứng xuất huyết nặng nề hơn như:

    • Chảy máu chân răng
  • xuất huyết giảm tiểu cầu
    Hình ảnh chấm xuất huyết ở niêm mạc họng.
    • Chảy máu mũi
    • Tiêu phân đen
    • Tiểu máu
    • Rong kinh
    • Thậm chí là xuất huyết não (nguy cơ này chiếm từ 0,5 – 1% ở những bệnh nhân có tiểu cầu dưới 10.000/mcL, mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng là nghiêm trọng).

6. Bệnh được điều trị như thế nào?

Bệnh không phải luôn nhất thiết phải điều trị. Nhưng trước khi kết luận là bệnh nhân mắc bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu; bác sĩ sẽ phải kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây giảm tiểu cầu.

Việc điều trị sẽ khác nhau dựa trên từng cá thể bệnh nhân: trẻ em hay người lớn, có bệnh lý nền gây ra giảm tiểu cầu không, mức độ xuất huyết và các bệnh lý kèm theo. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm thay đổi quyết định điều trị.

    • Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhỏ: tình trạng nhẹ sẽ có thể không cần điều trị, phần lớn sẽ tự khỏi và chỉ cần theo dõi sát.
  • xuất huyết giảm tiểu cầu
    Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu được điều trị tại viện
    • Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở người lớn: do khả năng diễn tiến mạn và nguy cơ xuất huyết nặng lớn hơn, việc điều trị bằng thuốc có thể được bắt đầu sớm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các tình trạng xuất huyết nặng hơn bất kể là trẻ em hay người lớn sẽ cần can thiệp ngay lập tức, có thể bằng nhiều loại thuốc khác nhau phối hợp với truyền tiểu cầu đậm đặc.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân đã có nhiều tác dụng phụ; phẫu thuật cắt lách có thể cần phải cân nhắc. Phương pháp này tỏ ra rất có hiệu quả nhưng cần cân nhắc một số biến chứng lâu dài.

7. Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?

    • Bệnh nhân cần được hạn chế vận động mạnh; tránh các môn thể thao có tính chất đối kháng (va chạm nhiều). Mặt khác, cần theo dõi sát tình trạng xuất huyết da, niêm và chảy máu của bệnh nhân.
    • Khi được chỉ định sử dụng thuốc, cần duy trì thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ; tránh tự ý bỏ thuốc khiến việc kháng thuốc dễ xảy ra hơn.

Xuất huyết giảm tiều cầu là căn bệnh rất nguy hiểm và gây ra những biến chứng khá nặng nề như chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, thậm chí có thể gây xuất huyết não – màng não ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy khi mắc bệnh, người bệnh nên cẩn thận trong sinh hoạt, không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn những vật cứng (mía, xương…), không đánh răng hoặc xỉa răng… Nếu là trẻ em gia đình phải tuyệt đối tránh tình trạng trừng phạt các em bằng đòn roi. Như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều những nguy hiểm mà căn bệnh đem đến. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?