Ý nghĩa các chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm máu
08:38 - 27/05/2020 Lượt xem: 2241
Bạch cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Dưới đây là những chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm huyết học mà mọi người […]
Bạch cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Dưới đây là những chỉ số bạch cầu trong xét nghiệm huyết học mà mọi người có thể chú ý đến.
1. WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu (BC) trong một thể tích máu
Giá trị bình thường khoảng từ 4.00 đến 10.00 tế bào/mm3
Tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, dòng tuỷ cấp, u bạch cầu, sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
Giảm trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi (HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số thuốc như phenothiazine, chloramphenicol,..
2. LYM (Lymphocyte) – bạch cầu Lympho
Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm lympho T và lympho B.
Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận… Giảm trong nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét…
Trong máu, chỉ số này có giá trị khoảng 18 – 51%
3. NEUT (Neutrophil) – bạch cầu trung tính
Trong máu, chỉ số này có giá trị khoảng 40 – 75%
NEUT có chức năng quan trọng là thực bào. Chúng sẽ tấn công và “ăn” các vi khuẩn ngay khi các sinh vật này xâm nhập cơ thể do đó thường tăng trong nhiễm trùng cấp.
Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp… Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…
4. MON (monocyte) – BC mono
Trong máu, chỉ số MON có giá trị khoảng từ 4 – 8%.
Mono bào là bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào mạnh hơn cả BC đa nhân trung tính.
Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho…
Giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.
5. EOS (eosinophils) – BC ái toan
Giá trị thông thường từ 0.1 – 7%.
Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu. Tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng… giảm do sử dụng corticosteroid
6. BASO (basophils) – BC ái kiềm
Thường từ 0.1 – 2.5% và có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.
Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…. giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn…
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang