googleb578e89369db4e48.html

Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

01:30 - 28/04/2020 Lượt xem: 1252

Nước tiểu là dịch bài xuất quan trọng nhất, chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể. Những thay đổi về các chỉ số hoá lý và nhất là thay đổi thành phần hoá học sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu là chỉ định quan trọng và cần thiết giúp chẩn đoán các bệnh lý.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu là gì?

Nước tiểu được sản xuất bởi thận. Thận lọc chất thải ra khỏi máu, giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể và bảo tồn protein; các chất điện giải và các hợp chất khác mà cơ thể có thể tái sử dụng. Các chất gì không cần thiết đều được thận cố gắng loại bỏ trong nước tiểu.

Nước tiểu nói chung có màu vàng nhạt và tương đối trong suốt; nhưng đối với mỗi lần đi tiểu của một người thì màu sắc, số lượng, nồng độ và hàm lượng các chất trong nước tiểu sẽ hơi khác nhau do các thành phần khác nhau. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bao gồm glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể và vi khuẩn. Chúng có mặt có thể do:

    • Có hàm lượng cao trong máu và cơ thể phản ứng bằng cách loại bỏ sự dư thừa ra nước tiểu.
    • Có bệnh thận.
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Khi nào cần làm xét nghiệm nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định trong các trường hợp:

    • Thử thai, khám thai định kỳ
  • xét nghiệm nước tiểu
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, nhập viện, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…
    • Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau bụng, đi tiểu đau, đau sườn, sốt, máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
    • Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát được, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, sàng lọc ma túy và viêm thận (viêm cầu thận).
    • Theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng với điều trị: bệnh thận liên quan đến tiểu đường, suy thận, bệnh thận liên quan đến lupus, bệnh thận liên quan đến huyết áp, nhiễm trùng thận, protein trong nước tiểu, máu trong nước tiểu.

3. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường gợi ý những bệnh lý nào?

Nhiều chất thường chỉ được tìm thấy với một lượng nhất định trong nước tiểu, do đó mức cao hơn hoặc thấp hơn cho thấy có thể có liên quan với một tình trạng bệnh lý nào đó. Các chất sau đây có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm nước tiểu nhanh:

Giá trị pH – đo độ axit của nước tiểu.

Giá trị bình thường tùy thuộc vào chế độ ăn uống, trong khoảng từ 5 đến 7, trong đó các giá trị dưới 5 quá axit gợi ý đến nguy cơ nhiễm toan cơ thể (biến chứng của tiểu đường, tiêu chảy, …) và giá trị trên 7 không đủ axit gợi ý các bệnh nhiễm trùng.

Protein 

Không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: trace (vết, không đáng kể): 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu tăng có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Tăng protein nước tiểu cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ.

Đường – glucose

Không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Khi đường huyết trong máu tăng cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu, do chế độ ăn uống hoặc ở phụ nữ mang thai. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

Nitrite 

xét nghiệm nước tiểu

Không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL. Nếu tăng gợi ý nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhất là E.Coli

Ketone 

Một sản phẩm trao đổi chất, thường không được tìm thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Tăng ketone nước tiểu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài. Đôi khi ketone xuất hiện ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

Bilirubin 

Sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố, không thường thấy trong nước tiểu; chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật…

Urobilinogen 

Sản phẩm phân hủy của bilirubin, không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu tăng gợi ý đến các bệnh gan mật như: xơ gan, viêm gan, sỏi mật…

Blood (BLD)

    • Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.
    • Hồng cầu niệu là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.
    • Nếu chỉ số BLD tăng cao vượt mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu

Leukocytes (LEU ):

    • Là tế bào bạch cầu thường có trong nước tiểu từ 10-25 LEU/UL.
    • Khi có viêm đường niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thì chỉ số LEU thường tăng; đi tiểu nhiều lần, có thể triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với nhiều năm kinh nghiệm trong siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi, khám thai thử nước tiểu. Bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?