Ý nghĩa của xét nghiệm tiền sản giật là gì?
02:31 - 15/05/2021 Lượt xem: 675
Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, tiền sản giật không chỉ đe dọa tính mạng của người mẹ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi như: sinh non, thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển trong tử cung hay thậm chí là thai chết lưu.
Có thể thấy, xét nghiệm tiền sản giật là một trong những xét nghiệm thai kỳ quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Điều này giúp bác sĩ sàng lọc được những dấu hiệu sớm của tiền sản giật, từ đó kịp thời có phương hướng điều trị để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.
1. Phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật qua các xét nghiệm
Trước đây, tiền sản giật chỉ được chẩn đoán chủ yếu dựa vào những triệu chứng lâm sàng cổ điển như phù, tăng huyết áp, protein niệu và cũng chỉ chẩn đoán được sớm nhất bắt đầu ở tuần 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, trước những biến chứng nguy hiểm do tiền sản giật gây ra; việc cần có một phương pháp mới có thể chẩn đoán sớm tiền sản giật ngày càng trở nên cần thiết.
Gần đây, hai yếu tố được đặc biệt quan tâm là PLGF và sFlt-1. PlGF (Placental Growth Factor – yếu tố phát triển nhau thai, hay còn gọi là yếu tố tân tạo mạch máu) có vai trò quan trọng trong tân tạo mạch máu nhau thai, còn sFlt-1 (soluble fms – like tyrosine kinase 1- tyrosine kinase 1 dạng hòa tan tương tự fms)) là thụ thể yếu tố phát triển tế bào nội mạc hòa tan, có vai trò kháng tân tạo mạch máu. Các nghiên cứu chỉ ra trong máu thai phụ mắc tiền sản giật; PlGF và sFlt-1 biến đổi khá sớm trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Ở phụ nữ mang thai bình thường, nồng độ PLGF và sFlt-1 thay đổi qua các giai đoạn tuổi thai như sau: PLGF tăng dần và đạt đỉnh ở giữa thai kỳ rồi giảm cho đến trước khi sinh, còn sFlt-1 tương đối ổn định ở đầu thai kỳ và tăng lên ở cuối thai kỳ.
Đối với thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, nồng độ sFlt-1 lại tăng trong máu thai phụ; ngược lại nồng độ PLGF lại giảm so với thai phụ bình thường có tuổi thai tương ứng. Do vậy, có thể định lượng nồng độ PLGF, sFlt-1 và tính tỷ số sFlt-1/PLGF để chẩn đoán sớm tiền sản giật từ tuần 12 của thai kỳ (nghĩa là có thể phát hiện tiền sản giật ngay khi mang thai 3 tháng đầu).
2. Lợi ích xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật là gì?
3. Ý nghĩa xét nghiệm tiền sản giật
Đây là một xét nghiệm tầm soát chứ không phải là xét nghiệm chẩn đoán
xét nghiệm cho kết quả nguy cơ thai phụ có khả năng xuất hiện tiền sản giật tại các thời điểm <34 tuần thai, <37 tuần thai và >= 37 tuần thai là cao hay thấp.
Kết quả nguy cơ thấp:
Nghĩa là thai phụ gần như không xuất hiện tiền sản giật. Tuy nhiên không có nghĩa là hoàn toàn không bị. Do vậy vẫn sẽ tiếp tục khám thai định kỳ như bình thường.
Kết quả nguy cơ cao:
Thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi sát và có kế hoạch can thiệt thích hợp.
Theo nghiên cứu ASPRE, với các thai phụ nguy cơ cao tiền sản giật qua tầm soát, việc sử dụng Aspirin( 150mg hằng ngày, buổi tối) bắt đầu trước 16 tuần thai và kéo dài đến 36 tuần cho thấy hiệu quả ngăn ngừa tiền sản giật < 34 tuần là hơn 80% và < 37 tuần là hơn 60%.
4. Xét nghiệm tiền sản giật nên thực hiện cho những đối tượng nào?
Sản phụ bị tiền sản giật có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu dai dẳng; đau bụng dữ dội, rối loạn thị giác, khó thở, lo lắng, sợ hãi, đau lưng nặng, nôn ói; đột ngột tăng cân từ 1 – 2kg/ tuần,…
Xét nghiệp sàng lọc tiền sản giật được áp dụng cho tất cả các thai phụ; đặc biệt là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao và nên được làm xét nghiệm tiền sản giật sớm bao gồm:
- Phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40.
- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, béo phì.
- Thai phụ đã từng bị tiền sản giật trong trước đó.
- Gia đình có người có tiền sử bị tiền sản giật.
- Thai phụ lần đầu mang thai, mang song thai hoặc đa thai.
- Thai phụ mắc các bệnh lý như buồng trứng đa nang, lupus ban đỏ, rối loạn tự miễn hoặc tiểu đường thai kỳ.