Bạch cầu là gì và chức năng của bạch cầu

01:11 - 06/05/2020 Lượt xem: 14531

Các tế bào bạch cầu lưu thông trong tuần hoàn máu và giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Tế bào gốc trong tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào bạch cầu. Sau đó, tủy xương lưu trữ khoảng 80-90% số lượng các tế bào bạch cầu. Khi nhiễm trùng […]

Các tế bào bạch cầu lưu thông trong tuần hoàn máu và giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Tế bào gốc trong tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào bạch cầu. Sau đó, tủy xương lưu trữ khoảng 80-90% số lượng các tế bào bạch cầu. Khi nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu để giúp chống lại nhiễm trùng. Trong bài viết này sẽ giúp tìm hiểu thêm về các tế bào bạch cầu, bao gồm phân loại và chức năng của chúng.

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể; giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,… Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau nhưng đều thống nhất trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể.

2. Phân loại và chức năng

Bạch cầu gồm có 3 loại chính: bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân.

bạch cầu là gì?

– Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt là các tế bào bạch cầu có các hạt nhỏ chứa protein. Có ba loại tế bào bạch cầu hạt:

    • Bạch cầu ái kiềm: Chúng chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường xuất hiện với số lượng tăng sau một phản ứng dị ứng.
    • Bạch cầu ái toan: Đây là bạch cầu chịu trách nhiệm đáp ứng với nhiễm trùng mà ký sinh trùng gây ra. Chúng cũng đóng một vai trò trong phản ứng miễn dịch nói chung; cũng như phản ứng viêm trong cơ thể.
    • Bạch cầu trung tính: Chúng đại diện cho phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng hoạt động như những “lao công thu gom rác”; giúp bao quanh, tiêu diệt vi khuẩn và nấm có thể có trong cơ thể.

– Tế bào lympho

Những tế bào bạch cầu này bao gồm:

  • Tế bào B: Còn được gọi là tế bào lympho B, các tế bào này tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với phản ứng với nhiễm trùng.
  • Tế bào T: Còn được gọi là tế bào lympho T, những tế bào bạch cầu này giúp nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng.
  • Các tế bào giết tự nhiên: Những tế bào này chịu trách nhiệm tấn công và tiêu diệt các tế bào virus, cũng như các tế bào ung thư.

– Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng có mặt khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính. Các bạch cầu đơn nhân nhắm mục tiêu và phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.

3. Chỉ số WBC là gì?

bạch cầu là gì

Chỉ số Wbc (White Blood Cell) là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị này bình thường trong khoảng 4.000- 10.000 tế bào/mm3. Nếu số lượng bạch cầu cao hơn khoảng trên gọi là tình trạng tăng bạch cầu, thấp hơn khoảng trên là tình trạng giảm bạch cầu. Đây là một chỉ số quan trọng, dựa vào chỉ số này tăng hoặc giảm thầy thuốc có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, dẫn đến việc chỉ số các dòng bạch cầu quá cao hoặc quá thấp. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát số lượng bạch cầu phù hợp. Để xét nghiệm chỉ số bạch cầu, bạn có thể đặt lịch khám qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai