Bất đồng nhóm máu mẹ và con

02:01 - 18/05/2020 Lượt xem: 788

1. Bất đồng nhóm máu mẹ và con là gì? Bất đồng nhóm máu mẹ con được hiểu là nhóm máu của thai nhi không tương thích với nhóm máu của người mẹ. Vì một nguyên nhân nào đó mà máu của thai nhi đi vào máu mẹ và khởi phát quá trình tạo ra […]

1. Bất đồng nhóm máu mẹ và con là gì?

Bất đồng nhóm máu mẹ con được hiểu là nhóm máu của thai nhi không tương thích với nhóm máu của người mẹ. Vì một nguyên nhân nào đó mà máu của thai nhi đi vào máu mẹ và khởi phát quá trình tạo ra kháng thể; kháng thể này đi từ máu người mẹ qua hàng rào rau thai vào thai và gây ra tan máu cho thai nhi.

2. Có những hệ nhóm máu nào?

Có rất nhiều hệ nhóm máu nhưng quan trọng nhất là 2 hệ: Hệ ABO và hệ Rh

Bất đồng nhóm máu mẹ và con

Hệ nhóm  máu ABO được quy định bởi kháng nguyên A, B trên bề mặt của hồng cầu.

Hệ nhóm máu Rh được quy định bởi kháng nguyên D, C, c, E, e.

3. Khi nào xảy ra hiện tượng bất đồng nhóm máu mẹ và con

Phần lớn khi chuyển dạ máu của em bé đi vào máu mẹ và gây ra phản ứng cơ thể mẹ tạo ra miễn dịch. Và lần mang thai sau em bé thứ 2 có nhóm máu giống bé đầu thì kháng thể tạo ra đó sẽ qua hàng rào rau thai và gây tan máu. Trường hợp sẩy thai hay nạo thai cũng tương tự như vậy.

Trong trường hợp mẹ có chấn thương và không may máu em bé không tương thích đi vào máu mẹ và khởi phát quá trình tạo kháng thể thì hiện tượng này sẽ xảy ra ở ngay trong lần mang thai đầu tiên.

Căn cứ vào nhóm máu của người mẹ thì nếu bé có nhóm máu theo bảng dưới đây sẽ có nguy cơ tan máu.

Hệ ABO
NhómGây tan nhóm máuKhông tan nhóm
AB, ABO, A
BA, ABO, B
ABA,B,AB,O
OA, B, ABO
Hệ RH
Rh(-)Rh(+)Rh(-)
Rh(+)Rh(+), Rh(-)

4. Mẹ bầu cần làm những gì?

Trong thai kỳ thì bạn cần nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Tránh va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Thăm khám đầy đủ, quản lí thai theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu bạn chưa có thai lần nào hoặc đang có ý định mang thai lần 2 thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định mang thai.

Nếu bạn là nhóm máu hệ ABO có bất đồng nhóm máu mẹ con trong lần mang thai đầu thì bác sĩ sẽ khuyên bạn lần mang thai sau nên cách xa lần mang thai đầu để lượng kháng thể giảm xuống thấp hơn. Trong hệ này hay gặp nhất là sản phụ có nhóm máu O.

Nếu bạn nhóm Rh(-) và lần mang thai này là lần đầu thì sẽ được tiêm anti D trong những tháng cuối thai kỳ và sau sinh để ngăn hình thành kháng thể trong cơ thể của bạn cho lần mang thai sau.

5. Thai nhi sẽ có biểu hiện như thế nào?

Trên siêu âm thai nhi có thể nhỏ, biểu hiện sự thiếu máu mạn tính hoặc âm thầm như là em bé phát triển bình thường.

Bạn sẽ phải quản lý thai nghiêm ngặt theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bất đồng nhóm máu mẹ và con

Bác sĩ siêu âm sẽ căn cứ vào cân nặng, khảo sát Doppler động mạch, tĩnh mạch để quyết định lúc nào sẽ phải lấy em bé ra nếu sẽ có khả năng thai chết lưu.

6. Sau sinh em bé ra đời thì sao?

Với em bé có biểu hiện âm thầm, việc làm bilirubin, định lượng nhóm máu là rất cần thiết để có hướng xử trí, theo dõi kịp thời.

Với em bé có biểu hiện rầm rộ như: Vàng da nặng và thiếu máu thì cần phải truyền máu, chiếu đèn để cải thiện tình trạng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm khảo sát dị tật và xét nghiệm máu phát hiện bất đồng nhóm máu mẹ và con. Bạn có thể đặt lịch khám, tư vấn qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai