Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ?

01:30 - 10/04/2020 Lượt xem: 502

Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ là câu hỏi của rất nhiều mẹ được gửi tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và […]

Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ là câu hỏi của rất nhiều mẹ được gửi tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao bởi sắt làm nhiệm vụ tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi; có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thừa sắt cũng gây nhiều biến chứng trong thai kỳ. Vậy bổ sung bao nhiêu là đủ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau:

1. Tác dụng của sắt đối với mẹ bầu?

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Khi thiếu sắt, việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường. Vì vậy mẹ bầu cần nhiều sắt để tăng cường sức khỏe và đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn; không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn.

Đối với mẹ, thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non; nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Còn đối với thai việc thiếu máu, thiếu sắt là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai; non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

2. Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ?

– Bổ sung đúng

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà thực hiện bổ sung phù hợp.

Đáp ứng nhu cầu sinh lý: cần bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng vừa đủ theo khuyến cáo.

Khi thiếu hụt sắt mức bệnh lý: Khi kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt (Hb <11g/l và Hematocrid < 30ng/dl) thì cần bổ sung thêm sắt liều cao để không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý của cơ thể mà còn bù đắp lại phần đã thiếu hụt..

– Bổ sung đủ

Đáp ứng nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sắt cần cung cấp khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ.

    • 3 tháng đầu thai nhi còn rất nhỏ nhu cầu sắt chỉ tương tự như khi bạn chưa mang thai. Thậm chí còn ít hơn bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
    • Từ 3 tháng giữa trở đi, cùng với sự phát triển của thai nhi thì nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao
    • 3 tháng cuối là lúc mẹ cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên chủ động bổ sung đủ sắt ngay từ những ngày đầu mang thai để tăng dự trữ sắt, đảm bảo cơ thể có đủ sắt ở những tháng cuối thai kỳ.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với một thai kỳ bình thường, phụ nữ mang thai Việt Nam chỉ cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung)

Điều trị thiếu hụt sắt mức bệnh lý (bệnh thiếu máu thiếu sắt)

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt (Hb<1111g/dl và Ferritin <30mg/mL), thì ngoài tăng cường chế độ ăn giàu sắt bạn cần bổ sung thêm sắt từ thuốc ở hàm lượng cao để điều trị thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Khi đó, bạn cần tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Luôn cần sự theo dõi, đánh giá định kỳ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc để điều chỉnh lại liều lượng nếu cần. Tuyết đối không tự ý tăng/giảm liều hay kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị. Bởi thiếu hay thừa sắt đều gây ra các ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi.

3. Các biện pháp giúp bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả

    • Tăng cường thực phẩm giàu sắt sinh học:

Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ?

Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như dùng thuốc bổ sung. Hơn nữa tăng cường chế độ ăn thì bạn có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết khác chứ không phải chỉ có sắt.

Sắt trong thực phẩm ở 2 loại, dạng sắt heme hoặc không heme.

– Dạng heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật, trừ trứng (như phoscidin) và sữa (như lactoferrin). Sắt heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột.

– Dạng không hem có nguồn gốc từ thực vật và việc hấp thu sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt.

Acid ascorbic(vitamin C), protid động vật và các acid hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme.

Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như:

– Phytate ở trong gạo và các loại ngũ cốc.

– Tanin trong một số loại rau, trà và cà phê.

Vì vậy, hàm lượng sắt của thực phẩm không nhất thiết phản ánh sự đầy đủ sắt trong chế độ ăn. Và, nhu cầu sắt phụ thuộc vào lượng sắt có thể hấp thu được trong khẩu phần.

    • Thay đổi thói quen ăn uống

Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt; ngược lại một số khác lại cản trở hấp thu như đã trình bày ở trênĐiều cần làm để bổ sung sắt hiệu quả là tăng cường các thực phẩm giúp hấp thu sắt tốt hơn (thịt, cá, gia cầm, hải sản; thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) đồng thời hạn chế các thực phẩm có thể làm cản trở hấp thu sắt như trà, cà phê…

    • Dùng liều sắt bổ sung từ thuốc thấp nhất có thể

Cơ thể chúng ta hoạt động vô cùng thống nhất và hoàn hảo. Khi nhu cầu không cần nhiều thì sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Bổ sung sắt vượt quá nhu cầu sẽ không tối ưu tác dụng thậm chí làm gia tăng các tác dụng không mong muốn do dư thừa.

Không phải tất cả lượng sắt bạn bổ sung sẽ được hấp thu hoàn toàn. Chỉ một lượng nhỏ sắt được hấp thu để đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. Phần không được hấp thu là căn nguyên gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, bụng ấm ách… Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng. Chính vì vậy, cần tính toán để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể mà thôi để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Chỉ bổ sung sắt liều cao khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt mà thôi.

4. Bà bầu nên uống thuốc sắt loại nào tốt ?

Hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt phổ biến là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Trong đó sắt có nguồn gốc hữu cơ như Sắt fumarat, sắt Gluconate dễ hấp thu hơn sắt vô cơ là sắt sulfate. Một điều quan trọng nữa là cần lưu ý hàm lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Cần xem xét tính toán kỹ lưỡng để chọn sản phẩm cung cấp sắt nguyên tố ở liều vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi,

Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: dạng viên và dạng nước. Trong đó, sắt dạng nước khó uống, gây buồn nôn nhưng lại dễ hấp thu và ít gây táo bón. Ngược lại sắt dạng viên dễ uống nhưng khó hấp thu và gây táo bón. Mẹ bầu có thể chọn viên sắt bào chế dưới dạng viên nang mềm: mùi vị của thuốc được che dấu bởi vỏ nang, không gây khó chịu khi uống; dược chất bên trong vẫn được bào chế ở dạng lỏng, dễ hấp thu, ít gây táo bón.

Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ?

Như vậy, để tìm được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp bạn cần xác định rõ:

    • Nhu cầu sắt thực tế của cơ thể mình
    • Lượng sắt mà thức ăn hàng ngày đã cung cấp
    • Loại sắt, dạng bào chế để cơ thể dễ hấp thu
    • Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi sản phẩm bổ sung.

Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt và có:

    • Chế độ ăn uống tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì chỉ cần bổ sung một lượng sắt ở liều cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.
    • Chế độ ăn kém hơn một chút thì bạn cần bổ sung sắt liều cao hơn, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt – tương ứng với 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại thức ăn dễ dàng cung cấp đủ)

5. Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào

Trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ nhu cầu sắt không cao, nếu có chế độ ăn tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì thậm chí bạn chưa cần bổ sung thêm sắt từ thuốc, hoặc chỉ cần bổ sung ở liều lượng cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố từ thuốc/ngày là đủ.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ trở về sau; nhu cầu sắt và các chất dinh dưỡng khác tăng cao hơn. Khi đó ngoài chế độ ăn bạn có thể bổ sung thêm sắt từ thuốc. Nhưng lưu ý sử dụng sản phẩm bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu theo khuyến cáo mà thôi.

Sắt hấp thu tốt nhất khi đói do đó bạn nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và chế độ dùng thuốc sắt trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai