Cách để mẹ bầu vượt qua nắng nóng mùa hè

02:23 - 23/05/2021 Lượt xem: 405

Phụ nữ mang thai luôn có sự nhạy cảm hơn người không có thai cả về tâm trạng và về thể chất, về sự thay đổi sức khỏe. Ngoài áp lực về công việc, về các vấn đề trong cuộc sống thì áp lực về mặt thời tiết cũng nhạy cảm hơn so với người […]

Phụ nữ mang thai luôn có sự nhạy cảm hơn người không có thai cả về tâm trạng và về thể chất, về sự thay đổi sức khỏe. Ngoài áp lực về công việc, về các vấn đề trong cuộc sống thì áp lực về mặt thời tiết cũng nhạy cảm hơn so với người bình thường khác. Vậy làm cách nào để mẹ bầu vượt qua được nắng nóng mùa hè? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt?

Nhiệt độ thời tiết ngày một nắng nóng dần, vì thế các mẹ bầu cần phải rất lưu ý một số điều sau đây:

Tránh ra ngoài đường vào những lúc nhiệt độ lên cao đặc biệt vào giữa trưa vì dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nơi có bóng mát, hay nơi có điều hòa so với nơi nắng nóng có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn. Sự sốc nhiệt này có ảnh hưởng rất lớn trước tiên đến với sức khỏe của bà bầu, sau đó là sức khỏe của em bé.

Ăn nhạt và ăn thức ăn dễ tiêu hóa để giải quyết tình trạng dẫn đến bệnh lý. Hoặc nhiệt độ nóng quá dễ sinh ra các bệnh như tim mạch, huyết áp…

Bổ sung đủ nước ít nhất để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Việc bổ sung nước có thể bao gồm nước lọc, nước hoa quả hay sữa… Đặc biệt, mẹ bầu cũng nên lưu ý không uống nước quá lạnh, nhất là sau khi đi nắng về. Nước lạnh không làm tăng cảm giác mát mẻ mà chỉ làm các mạch máu co đột ngột, dễ làm mẹ bị cảm và viêm họng.

2. Mẹ bầu có cần kiêng khem gì đặc biệt trong mùa nóng không?

Chế độ ăn của mẹ bầu nói chung cũng không có gì quá kiêng khem đặc biệt. Nên hạn chế các thức ăn cay quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu, thức ăn có quá nhiều chất đạm như thịt chó… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tuy nhiên cũng không ăn quá nhiều hoa quả quá ngọt như vải, dứa, sầu riêng… Nó có thể làm tăng đường huyết lên cao sẽ dẫn đến nguy cơ đái tháo đường.

Một số loại hoa quả mà dân gian truyền tai nhau là không nên ăn khi đang mang bầu là mận, đào cũng không có chống chỉ định là không được ăn. Nhưng cần chú ý ăn vừa phải không quá nhiều vì có thể sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa hay là gây loét và đau dạ dày.

Nên tránh các loại chất kích thích trong đó có bia, nước ngọt có ga hay nước giải khát có chứa cồn.

3. Về chế độ sinh hoạt mẹ bầu cần lưu ý gì?

Cách để mẹ bầu vượt qua nắng nóng mùa hè

Giữ nhà cửa luôn thoáng mát

Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể của bà bầu. Đặc biệt nhiều bà mẹ khi mang thai có làn da rất nhạy cảm với ảnh nắng mặt trời. Bởi vậy các mẹ cần phải sinh hoạt ở những nơi thoáng mát, có bóng râm để có thể tự làm mát cơ thể mình. Ngoài ra để chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất cũng nên trang bị thêm quạt hơi nước; máy phun sương để giữ độ ẩm trong phòng lạnh,…

Không nên ngồi điều hòa cả ngày lẫn đêm vì sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước, khô mũi họng. Khi bật điều hòa nên giữ ở nhiệt độ 26 độ; không nên để ở nhiệt độ lạnh quá vì sẽ có sự chênh lệch quá lớn giữa trong phòng và ngoài phòng gây tình trạng sốc nhiệt nếu bước ra khỏi phòng.

4. Trời nắng nóng bà bầu cũng dễ bị mẩn ngứa, thậm chí là rôm sảy. Vậy tránh bằng cách nào?

Bà bầu nên tắm rửa thường xuyên nhưng không ngâm mình lâu. Một số trường hợp cơ thể nóng quá sẽ dẫn đến tình trạng phát ban, nổi ban đỏ. Mệ bầu nên lưu ý đến việc ăn uống những loại nước mát xay từ rau má, râu ngô… Nếu trong tình trạng bị ngứa quá nhiều sẽ phải đi khám chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ sẽ cho các loại thuốc bôi để chống các tình trạng ngứa chứ không được tự ý điều trị.

5. Với những bà bầu tiểu đường hay huyết áp cao cần lưu ý đặt biệt gì mùa nắng nóng?

Nếu bà bầu có bệnh lý về tim mạch thì phải nên rất cảnh giác vì nếu như thời tiết mà nhiệt độ cao quá khiến cơ thể bị toát mồ hôi quá nhiều và nếu không bù đủ nước thì sẽ dẫn tới tình trạng máu khô; ảnh hưởng rất nhiều đến tim mạch. Trong trường hợp nóng quá chúng ta uống quá nhiều nước cũng sẽ dẫn tới tình trạng loãng máu, tăng thể tích máu lên cũng có ảnh hưởng đến tim mạch.

Uống nước có thể uống trước chứ không cứ phải chờ khát mới uống, ít nhất khoảng 1-1,5 lít nước/ngày.

6. Lựa chọn trang phục mùa hè phù hợp

Cách để mẹ bầu vượt qua nắng nóng mùa hè

Chăm sóc bà bầu trong những ngày hè không chỉ chăm sóc thân thể mà còn cần chú ý đến trang phục. Những nguyên liệu từ thiên nhiên như cotton sẽ giúp cho mẹ bầu thấm hút mồ hôi tốt; giảm cảm giác bí bách, ngột ngạt. Dù trong những tháng đầu hay tháng cuối, các mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên mặc quần áo bó sát. Đặc biệt là đồ lót chật và không bằng vải cotton.

7. Chọn khung giờ khám thai phù hợp

Việc chăm sóc bà bầu trong suốt thai kỳ không thể thiếu những buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh việc đảm bảo khám thai đúng lịch hẹn, mẹ còn cần chú ý đến điều kiện thời tiết. Những ngày hè, trời có thể rất nóng bức và mưa bất chợt. Trước khi đến hẹn khám thai, mẹ nên lưu ý những điều này để tránh gặp bất lợi. Chẳng hạn như nắng nóng làm mất nước, mệt mỏi hoặc bị mắc mưa dễ dẫn tới cảm lạnh.

Mẹ có thể mang theo khăn mặt, nước uống khi đi khám thai để rửa mặt, uống bù nước làm mát cơ thể trong thời gian chờ đợi. Ngoài ra, mẹ nên áp dụng một số biện pháp như:

– Đặt số thứ tự khám thai trước để không phải chờ đợi lâu.

– Đi khám vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế tiếp xúc với mặt đường hầm hập. Đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?