Chăm sóc vòng ngực đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng cuối

06:56 - 08/09/2020 Lượt xem: 1054

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý chăm sóc vùng ngực trong giai đoạn 3 tháng cuối. Bởi hầu hết lúc này ngực đều tiết ra ít nhiều sữa non, nếu không được vệ sinh đúng cách dễ khiến đầu ti của mẹ viêm nhiễm và đối diện với nguy cơ tắc sữa, […]

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý chăm sóc vùng ngực trong giai đoạn 3 tháng cuối. Bởi hầu hết lúc này ngực đều tiết ra ít nhiều sữa non, nếu không được vệ sinh đúng cách dễ khiến đầu ti của mẹ viêm nhiễm và đối diện với nguy cơ tắc sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú… sau sinh.

1. Chăm sóc ngực khi mang thai

Khi mang thai, một trong những thay đổi rõ rệt của thai phụ là vú căng to và lớn dần cùng với sự phát triển của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự kích thích đồng thời từ tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen và progesterone; làm tăng ống tuyến sữa cũng như tiểu thùy nhằm chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sắp tới. Ngoài ra bầu ngực của thai phụ còn có những biểu hiện khác thường như:

      • Núm vú to hơn và chuyển sang màu đen.
      • Quầng vú có màu đậm.
      • Xuất hiện rải rác những đốm lồi dạng nút thắt xung quanh quầng vú.
      • Bầu sữa tiết ra vài giọt thể dịch loãng, màu vàng vào cuối thai kỳ.

Trong giai đoạn này các phụ nữ cần lưu ý chăm sóc bầu vú như sau:

chăm sóc ngực mẹ bầu
Mẹ bầu chăm sóc ngực bằng cách chọn kích cỡ áo ngực vừa vặn, chất cotton thoáng mát.
      • Lựa chọn áo ngực dành riêng cho bà bầu, kích cỡ vừa vặn, chất liệu thoáng mát; tránh quá rộng làm xệ ngực hay quá chật khiến mô ngực bị tổn thương.
      • Thường xuyên tắm và vệ sinh bầu ngực. Nên rửa đầu ti bằng nước sạch mỗi ngày 1 lần để loại bỏ những chất tiết tích tụ lại.
      • Ưu tiên lựa chọn sản phẩm tắm gội toàn thân dịu nhẹ; không sử dụng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh ngực để tránh làm khô da và nứt nẻ núm vú.
      • Lựa chọn áo ngực dành riêng cho bà bầu
      • Sử dụng áo ngực dành riêng cho bà bầu

Đối với những phụ nữ gặp hiện tượng 1 hay cả 2 bên núm vú bị thụt lõm vào; nên tìm biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của bé sơ sinh. Có thể thực hiện theo các bước sau:

      • Rửa sạch đầu vú và bầu vú
      • Dùng tay massage bầu ngực lên xuống; sau đó kéo da quầng vú sang trái – phải, trên – dưới và ngược lại.
      • Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
      • Nếu không thể kéo đầu ti ra ngoài bằng tay; có thể tham khảo một số dụng cụ hỗ trợ hút chuyên dụng và tiến hành theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

2. Chăm sóc vòng ngực cho mẹ bầu 3 tháng cuối kích thích sữa

Cách chăm sóc ngực khi mang thai

Trẻ sau khi sinh ra sẽ cần bú sữa mẹ ngay lập tức để nhận được dinh dưỡng và kháng thể đầu tiên. Chính vì thế, nếu mẹ không chú ý đến việc chăm sóc thì khả năng mất sữa sau sinh là khó tránh khỏi. Lúc này mẹ lại mất một khoảng thời gian đợi sữa về.

Nhiều mẹ không quan tâm đến việc mặc áo ngực trong thời gian cuối thai kỳ, vì lúc này ngực mẹ sẽ tăng kích thước khá lớn để chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc áo ngực chật sẽ ức chế hoạt động sản xuất sữa nên mẹ hãy chọn các loại áo không gọng và có cỡ lớn hơn, chất liệu mềm mại, thông thoáng để không gây kích ứng cho đầu ti.

Phụ nữ mang thai cũng cần thường xuyên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu. Trong trường hợp mẹ ra sữa non nhiều đến nỗi ướt áo thì mẹ nên lót một chiếc khăn xô bên trong áo ngực, đồng thời vệ sinh bầu ngực sạch sẽ để vi khuẩn không phát sinh.

Bởi vì bầu ngực chịu áp lực nặng hơn nên mẹ sẽ có cảm giác căng tức và khó thở. Nhưng mẹ cần lưu ý không nên tác động mạnh vào ngực và nhũ hoa thời gian này, khi massage cũng nên nhẹ nhàng vì có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non.

 

Bài viết liên quan

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua