Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua

14:55 - 26/03/2024 Lượt xem: 111 Tác giả: Kim Ngân

3 tháng đầu là khoảng thời gian nhạy cảm nhất của thai nhi. Đây là các mốc siêu âm thông thường ở giai đoạn 3 tháng đầu. Các mẹ hãy lưu lại các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu và thăm khám thai này để kiểm tra thai theo đúng lịch hẹn nhé!

1. Mục đích của siêu âm thai và khám thai 3 tháng đầu?

Với giai đoạn đầu là giai đoạn 3 tháng đầu là giai đoạn được đánh giá quan trọng nhất và siêu âm thai 3 tháng đầu giúp các mẹ bầu biết được những thông tin sau:

  • Xác định mẹ đã mang thai hay chưa, thai đã vào đúng vị trí hay ngoài tử cung, số lượng thai nhi
  • Kích thước túi thai
  • Sự phát triển ban đầu của thai nhi
  • Tuổi thai và dự kiến ngày sinh
  • Phát hiện những dị tật bẩm sinh sớm như Down, Patau,..
  • Đối với những mẹ có kinh nguyệt hàng tháng không đều hoặc không nhớ ngày kinh sẽ khó tính ngày dự sinh. Qua siêu âm, bác sĩ có thể thông báo ngày dự kiến sinh tương đối chính xác cho mẹ.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu có tiền sử thai lưu sẩy; thai đang có nguy cơ, dọa sảy, nghi ngờ thai ngoài tử cung, đa thai cũng được phát hiện.

2. Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên đi kiểm tra

2.1. Chậm kinh & Beta HCG (+): Xác định thai đã vào buồng tử cung hay chưa?

Khi mẹ có dấu hiệu chậm kinh hoặc đã thử que lên 2 vạch, mẹ cần đi siêu âm kiểm tra sớm để xem thai đã vào trong buồng tử cung hay chưa làm căn cứ để theo dõi tốc độ phát triển của thai ở những tuần sau và loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung.

2.2. Thai 6 - 8 tuần: Siêu âm kiểm tra phôi thai và tim thai

  • Đánh giá sự phát triển của thai nhi
  • Làm xét nghiệm máu (Viêm gan B, Công thức máu,...), sàng lọc các bệnh lý
  • Khám thai, tư vấn sử dụng thuốc & bổ sung dinh dưỡng

2.3. Thai 8 – 10 tuần: Siêu âm kiểm tra phôi thai và tim thai

Siêu âm thai 3 tháng đầu và khám thai

  • Đánh giá sự phát triển của thai nhi làm căn cứ hẹn mốc siêu âm 12 tuần được chính xác nhất
  • Khám thai, tư vấn sử dụng thuốc & bổ sung dinh dưỡng
  • Thực hiện xét nghiệm máu nếu chưa hoàn thành

2.4. Thai 12-14 tuần: Siêu âm hình thái, khảo sát dị tật thai (Đo độ dày da gáy và một số chỉ số liên quan).

  • Làm xét nghiệm sàng lọc Double Test hoặc NIPT
  • Làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật
  • Thăm khám định kỳ

3. Chuẩn bị siêu âm thai

Với thai 3 tháng đầu mẹ có thể được siêu âm dưới 2 hình thức

- Siêu âm đường bụng: Thai 3 tháng đầu còn nhỏ, tử cung nằm bên dưới khớp mu nên sẽ khó khăn khi bác sĩ kiểm tra sức khỏe của thai. Vì vậy, khi siêu âm đường bụng mẹ bầu sẽ cần nhịn tiểu căng để bác sĩ có thể bộc lộ được hình ảnh thai và siêu âm kết quả chính xác nhất

- Siêu âm đường âm đạo: Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh thai nhi rõ ràng hơn, thường được áp dụng trong thời kỳ đầu của thai khi những loại siêu âm khác không thể cung cấp hình ảnh rõ ràng. Phương pháp này sử dụng đầu dò siêu âm đưa vào đường âm đạo của bà mẹ và hình ảnh thu được sẽ được hiển thị trên màn hình.

4. Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi siêu âm và khám thai 3 tháng đầu

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu và khám thai mẹ bầu không nên bỏ qua

Để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, không mất nhiều thời gian gây mệt mỏi cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu, phòng khám gợi ý mẹ cần ghi nhớ những điều sau:

- Uống nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm: Ở 3 tháng đầu, mẹ hãy uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm để bàng quang được căng đầy đẩy tử cung lên cao, nhờ đó bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi trong siêu âm đường bụng. Nếu xác định siêu âm đầu dò âm đạo mẹ hãy đi tiểu hết để bác sĩ đánh giá được chính xác hơn.

- Mặc trang phục thoải mái: Tốt nhất, mẹ nên ưu tiên mặc trang phục thoải mái như đầm suông rộng, đi giày bệt để dễ dàng di chuyển và tháo ra, mang vào trong quá trình thăm khám và siêu âm. Đặc biệt thuận tiện thay trang phục nếu được bác sĩ hướng dẫn siêu âm đầu dò âm đạo.

- Khám thai đúng lịch hẹn: Việc khám thai đúng lịch là rất quan trọng, mẹ cần ghi nhớ kỹ càng để tránh bỏ lỡ những xét nghiệm tầm soát, sàng lọc thai kỳ nguy cơ cao. Mẹ có thể chọn một bác sĩ đồng hành trong suốt thai kỳ, lúc này mẹ cần lưu ý đặt lịch từ sớm để được hẹn tái khám đúng lịch dự kiến.

- Chuẩn bị đủ kết quả cũ và giấy tờ cần thiết: Mẹ hãy lưu trữ hồ sơ những lần khám thai trước, các kết quả kiểm tra, xét nghiệm trong một tập hồ sơ để dễ dàng mang theo khi có lịch khám thai. Với các mẹ đang tham gia các gói hợp đồng thai sản, bảo hiểm.. cần nhớ mang theo để được hướng dẫn trả quyền lợi đầy đủ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động gần 20 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng