Chảy máu do rách đường sinh dục khi chuyển dạ

08:42 - 11/05/2020 Lượt xem: 957

Rách đường sinh dục là nguyên nhân gây chảy máu từ chỗ rách và xảy ra ngay sau khi sổ thai. Nếu không xử trí kịp thời sẽ làm mất máu nặng, gây đờ tử cung và rối loạn đông máu. 1. Các yếu tố nguy cơ gây rách đường sinh dục khi chuyển dạ […]

Rách đường sinh dục là nguyên nhân gây chảy máu từ chỗ rách và xảy ra ngay sau khi sổ thai. Nếu không xử trí kịp thời sẽ làm mất máu nặng, gây đờ tử cung và rối loạn đông máu.

1. Các yếu tố nguy cơ gây rách đường sinh dục khi chuyển dạ

      • Do đỡ đẻ không đúng cách.
      • Do đẻ nhanh.
      • Do thai to. Do cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn. 
      • Do can thiệp thủ thuật.

2. Phân loại

 Có 4 mức độ rách âm đạo, dù ở mức độ nào, bạn cũng đều cảm thấy rất đau. Bạn sẽ cần được khâu lại một số mũi và cơ co thắt hậu môn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

      • Mức độ 1: Vết rách chỉ đến thành âm đạo, không ảnh hưởng đến phần cơ. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định khâu lại âm đạo bằng một vài mũi.
      • Mức độ 2: Đây là vết rách thường xuyên nhất; gây ảnh hưởng đến thành âm đạo và sâu hơn một chút vào mô của âm đạo. Bạn cần được khâu nhiều mũi hơn.
      • Mức độ 3: Vết rách đi sâu hơn vào âm đạo và các cơ thắt hậu môn. Các bác sĩ sẽ chỉ định khâu từng lớp riêng biệt, đặc biệt chú ý khâu kín lớp cơ hỗ trợ cơ thắt hậu môn.
      • Mức độ 4: Vết rách này đi sâu bao gồm toàn bộ các tình trạng của 3 mức độ ở trên và còn mở rộng qua thành ruột. Vết rách này cần được chữa trị cực kỳ tỉ mỉ và cẩn thận. Tình trạng này rất ít khi xảy ra. Mức độ 3 và 4 chỉ xảy ra khi vai của em bé bị mắc lại bên trong âm đạo của mẹ hoặc khi mẹ sinh con khó, cần phải hút và kẹp thai nhi.

3. Triệu chứng rách đường sinh dục

      • Chảy máu xuất hiện ngay sau khi thai sổ, lượng máu mất nhiều hay ít tùy tổn thương nặng hay nhẹ.
      • Máu đỏ tươi chảy rỉ rả hay thành dòng liên tục.
      • Sau khi xoa bóp cho tử cung co lại máu vẫn chảy.

4. Chẩn đoán

      • Phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung ngay sau khi sổ thai để loại trừ sang chấn ở tử cung.
      • Chẩn đoán rách ở tầng sinh môn và âm hộ dễ dàng quan sát (rách ở tiền đình chảy máu nhiều).
      • Chẩn đoán rách cổ tử cung và cùng đồ bằng cách cho 2 ngón tay theo bề ngoài cổ tử cung, sát tới cùng đồ, nếu có chỗ khuyết là rách cổ tử cung. Những phải dùng van và 2 kim hình tim kéo từng đoạn cổ tử cung để quan sát, tìm chỗ rách (quan sát vòng quanh cổ tử cung).
      • Chẩn đoán rách âm đạo bằng tay, nhưng bằng van thì tốt hơn.

5. Xử trí rách đường sinh dục

      • Hồi sức chống choáng nếu chảy máu nhiều
      • Khâu lại chỗ rách bằng catgut mũi riêng (ở cổ tử cung; cùng đồ và âm đạo) và khâu nhiều lớp ở chỗ rách tầng sinh môn.
      • Kháng sinh sau khi khâu.

6. Làm thế nào để tránh tình trạng rách âm đạo khi sinh con?

Trong suốt quá trình sinh con, cố gắng giữ các tư thế ít gây áp lực lên ruột và sàn âm đạo như nằm nghiêng hoặc tập các động tác squat thẳng lưng. Tư thế tay đặt trên đầu gối và nghiêng người về phía trước có thể làm giảm nguy cơ rách vùng đáy chậu.

Trước khi sinh từ 4 – 6 tuần, hãy massage vùng đáy chậu mỗi ngày từ 10 – 15 phút. Massage thường xuyên phần dưới âm đạo với chất bôi trơn có thể làm mềm các mô, giúp các cơ vùng này linh hoạt hơn.

Trong quá trình sinh phải chờ khi cổ tử cung mở hết sản phụ mới được rặn đẻ hoặc khi nhân viên y tế yêu cầu rặn sẽ tránh được tình trạng rách âm đạo.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ tin cậy về sản khoa và phụ khoa cho các chị em tại Hà Nội. Với hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, sẽ đem tới sự yên tâm cho khách hàng. Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?