Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm?

03:24 - 17/02/2021 Lượt xem: 243

Không chỉ khi mang thai mà ngay cả người bình thường cũng có khả năng bị dị ứng thực phẩm khi cơ thể xuất hiện phản ứng với một số chất trong thực phẩm. Hệ thống miễn dịch có thể nhầm lẫn các chất trong thực phẩm là tác nhân gây hại và hình thành kháng thể chống lại thực phẩm đó, gọi là protein miễn dịch IgE. Nếu loại thức ăn đó tiếp tục đi vào cơ thể thì sẽ tạo ra phản ứng sinh ra các histamin. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc dị ứng có thể xảy ra ở một số thực phẩm nào đó, chẳng hạn như một số loại cá, thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, chocolate,… dẫn đến việc bà bầu bị dị ứng thức ăn.

1. Triệu chứng dị ứng thực phẩm khi mang thai

Hiện tượng dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay khi dung nạp tác nhân gây dị ứng hoặc sau đó vài giờ. Thông thường các mẹ hay có những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện phát ban, nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Ngứa da ở nhiều vị trí trên cơ thể, những cơn ngứa thường tập trung nhiều vào ban đêm.
  • Một số người có biểu hiện mụn nước ở xung quanh khu vực có phát ban đỏ… Sau đó mụn nước lan dần sang các vùng da khác.
  • Các biểu hiện khác như: Ho, nghẹt mũi, ngứa tai, ngứa họng…

Tùy theo cơ địa của từng người, tình trạng bệnh mà có các biểu hiện nhất định. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác.

Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm không?

2. Dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 50% thực phẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng cho cơ thể người. Tuy nhiên, chỉ có một số loại dị ứng biểu hiện rõ ra bên ngoài, số còn lại thì không. Bên cạnh đó, sự nhạy cảm của bà bầu trong thai kỳ cũng sẽ khiến tình trạng dị ứng dễ dàng xảy ra hơn.

Những triệu chứng của bệnh dị ứng thực phẩm này không chỉ tác động tới cơ thể của mẹ mà còn có nguy cơ lây truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Không những vậy, cơ chế dị ứng còn có thể gây trở ngại đến sự tăng trưởng, phát dục hoặc trực tiếp tổn hại đến phổi và phế quản của thai nhi, vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, bà bầu bị dị ứng khi mang thai sẽ có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

3. Biện pháp phòng tránh

  • Hạn chế dùng các thực phẩm mà mình đã từng bị dị ứng trước đó.
  • Cũng nên hạn chế dùng những loại thực phẩm mà trước đây chưa hề dùng tới.
  • Chú ý nấu chín kỹ thức ăn, không nên dùng thực phẩm sống, tái…
  • Tuyệt đối không dùng lại thực phẩm đã ôi thiu hay dùng lại đồ ăn để qua đêm. Chỉ nên nấu một lượng vừa đủ và dùng hết trong ngày.
  • Tăng cường uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động trao đổi chất, lọc thải của cơ thể. Ngoài việc dùng nước lọc cũng nên xen kẽ dùng thêm nước trái cây, nước ép… để cung cấp thêm dinh dưỡng.

Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm không?

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể… Nhờ đó mẹ có khả năng phòng chống bệnh tốt hơn.
  • Nếu xảy ra các triệu chứng như nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy hoặc ngứa toàn thân khi đang sử dụng thực phẩm thì nên dừng lại ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
  • Tránh ăn những loại thực phẩm cay, đắng để hạn chế nguy cơ bị dị ứng.
  • Đối với những mẹ bầu thích ăn hải sản thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn tôm; cua, nhộng, cá biển, vv… để tránh bị dị ứng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?