Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

14:14 - 31/12/2022 Lượt xem: 409 Tác giả: Thanh Nga

Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thay đổi từ nghiên cứu này sang nghiên cứu khác. Ở các nước phát triển, người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm làm giảm lây nhiễm mẹ-con.

1. Nguyên tắc sử dụng thuốc ARV

Những phụ nữ có thai chưa được điều trị ARV cần được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) bằng phác đồ phù hợp với thời điểm khám thai và thời điểm xác định nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai đã được điều trị ARV thì không cần áp dụng phác đồ dự phòng LTMC.

Theo khuyến cáo của WHO từ tháng 11/2009: dự phòng ARV cần được bắt đầu sớm-ngay từ tuần thứ 14 của thai kỳ - hoặc càng sớm càng tốt khi bà mẹ đến khám ở giai đoạn muộn, lúc chuyển dạ sanh, kéo dài cho đến một tuần sau khi ngừng cho bú. Dự phòng ARV bao gồm:

  • AZT hàng ngày trước khi sinh
  • NVP liều đơn lúc bắt đầu chuyển dạ
  • AZT+3TC trong lúc chuyển dạ và khi sinh
  • AZT + 3TC trong 7 ngày sau khi sinh

Khi nào điều trị ARV cho thai phụ? Theo khuyến cáo cảu WHO từ tháng 11/2009.

Bắt đầu điều trị ARV cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV khi CD4<=350 tế bào/mm3 không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của WHO và cho tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo WHO, không phụ thuộc CD4.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo WHO, không phụ thuộc CD4.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có chỉ định điều trị ARV cần bắt đầu điều trị không phụ thuộc tuổi thai, điều trị suốt quá trình mang thai, khi sinh và sau khi sinh.

Phác đồ điều trị bậc 1 ưu tiên phải bao gồm AZT + 3TC làm trụ cột: AZT+ 3TC+NVP hoặc AZT+3TC+EFV.

Các phác đồ thay thế được khuyến cáo: TDF + 3TC (hoặc FTC) + NVP và TDF + 3 TC hoặc FTC + EFV

2. Dự phòng cho trẻ sơ sinh

  • Tất cả trẻ sinh ra từ mẹ có HIV đều phải dự phòng bằng thuốc ARV sau sinh.
  • Trẻ bú mẹ: sử dụng NVP hàng ngày từ khi sinh cho đến khi được 6 tuần tuổi.
  • Trẻ không bú mẹ: sử dụng AZT hoặc NVP từ khi sinh cho đến khi được 6 tuần tuổi.

HIV có nhiều năm không có biểu hiện lâm sàng nhưng người bệnh mang HIV suốt đời và là nguồn lây bệnh cho người khác. Thời gian diễn tiến từ HIV sang AIDS dài hay ngắn là tùy thuộc hành vi nguy cơ và khả năng miễn dịch của người bệnh. Mặc dù chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng nhờ hiệu quả của thuốc ARV, tỷ lệ tử vong giảm ở những nơi cung cấp thuốc đầy đủ nhưng tình trạng lây bệnh vẫn tiếp tục. Khi nồng độ TCD4+ giảm dưới ngưỡng bình thường thì khả năng miễn dịch tế bào bị mất, cơ thể bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Đối với phụ nữ mang thai nếu được phát hiện nhiễm HIV sớm trong thai kỳ, được uống ARV dự phòng sớm thì tỷ lệ LTMC sẽ giảm còn 2%-6%.

 Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Viêm gan C với thai nghén
Viêm gan B với thai nghén