googleb578e89369db4e48.html

Kết quả xét nghiệm Pap smear phản ánh điều gì?

02:23 - 05/08/2020 Lượt xem: 1956

Pap smear là một trong những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được đánh giá cao, có thể phát hiện những bất thường trong tế bào trước khi chúng trở thành ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhờ có xét nghiệm Pap smear mà 80% tỷ lệ ung thư có thể […]

Pap smear là một trong những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được đánh giá cao, có thể phát hiện những bất thường trong tế bào trước khi chúng trở thành ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhờ có xét nghiệm Pap smear mà 80% tỷ lệ ung thư có thể phát hiện sớm, giảm đáng kể tử lệ tử vong do bệnh gây ra.

1. Tại sao cần làm xét nghiệm Pap smear?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa phổ biến; ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ. Tuy là căn bệnh ung thư dễ mắc nhưng ung thư cổ tử cung lại được đánh giá là dễ phòng ngừa và hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm, khi ung thư chỉ ở giai đoạn loạn sản.

Pap smear có thể phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung. Việc điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn loạn sản ngăn chặn ung thư hình thành. Xét nghiệm Pap smear khuyến khích cho tất cả các chị em đã quan hệ tình dục. Phụ nữ độ tuổi ngoài 30 tuổi nên kết hợp xét nghiệm HPV.

2. Bạn cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm?

xét nghiệm Pap smear

Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể; bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

      • Không được quan hệ tình dục trong 2-3 ngày trước khi thử nghiệm.
      • Để tránh rửa trôi các tế bào bất thường, không sử dụng những thứ như bọt tránh thai; băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo và không thụt rửa trong 2 đến 3 ngày trước khi thử nghiệm.
      • Thời gian tốt nhất để lên lịch kiểm tra Pap của bạn là ít nhất 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm trong những ngày “đèn đỏ”; nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tránh thời gian có kinh để đạt được kết quả chính xác nhất.
      • Bạn nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm Pap vì bàng quang đầy có thể khiến bạn bị khó chịu trong khi thực hiện xét nghiệm.

3. Kết quả xét nghiệm Pap được chẩn đoán như thế nào?

xét nghiệm Pap smear

Bình thường: cổ tử cung của bạn hoàn toàn bình thường và bạn sẽ được chỉ định làm pap smear định kì.

Không đạt yêu cầu: mẫu tế bào lấy cổ tử cung không phải là mẫu tế bào tốt nên không thể đọc được kết quả. Trường hợp này bạn sẽ phải làm xét nghiệm lại.

Thay đổi lành tính: về cơ bản xét nghiệm Pap smear của bạn là bình thường nhưng bạn có thể bị một nhiễm trùng nào đó gây viêm các tế bào cổ tử cung. Trường hợp này, bác sĩ sẽ khám vùng chậu của bạn để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị.

ASCUS (không xác định được các tế bào vảy không điển hình): trường hợp này bác sĩ có thể xem xét chỉ định làm xét nghiệm 4 – 6 tháng/ lần và nếu hai lần âm tính sẽ làm mỗi năm một lần. Nếu kết hợp test HPV dương tính sẽ chuyển sang soi cổ tử cung. Nếu cho kết quả là ASCUS nghĩa là có một vài tế bào lạ và phải làm thêm xét nghiệm tìm nguyên nhân.

LSIL (CIN1): bạn đã bị nhiễm HPV và bác sĩ chỉ định thêm soi cổ tử cung

HSIL CIN2, CIN3): kết quả nghiêm trọng hơn LSIL. Ở thời điểm hiện tại bạn chưa bị nhiễm ung thư cổ tử cung nhưng nếu không được điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Để đăng kí khám, xét nghiệm pap tầm soát ung thư  cổ tử cung sớm tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp