Nghiệm pháp đường huyết sau sinh

11:08 - 22/01/2022 Lượt xem: 1952 Tác giả: Kim Ngân

 

Hầu hết ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ ngay sau khi sinh hoặc sau sinh 1 - 3 tháng, đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có vấn đề về đường huyết sau sinh. Vậy sau sinh bao lâu phải kiểm tra đường huyết? Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? hay cần lưu ý gì sau sinh? đều là câu hỏi được các mẹ quan tâm.                                           

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. Bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với thai phụ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

2. Những nguy cơ sau sinh các mẹ có thể gặp phải nếu bị tiểu đường thai kỳ

- Tiểu đường type 2: Đây là thể bệnh đái tháo đường phổ biến nhất. Sau khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường type 2. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau sinh 6 – 12 tuần và lặp lại mỗi ba năm sau khi sinh nếu các xét nghiệm trước đó bình thường.

- Tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau đó: Những bà mẹ không thể kiểm soát được cân nặng sau sinh có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai kế tiếp và đái tháo đường type 2 sau này.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết rõ, chỉ biết rằng những thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ và tác động của các hormone do bánh nhau tiết ra làm giảm hoạt động của insulin nội sinh- một hormone do tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm giảm đường huyết. Bạn bị tểu đường thai kỳ lần đầu tiên có nghĩa là cơ thể bạn nhạy cảm với những thay đổi khi mang thai và có thể những lần mang thai tiếp theo cũng sẽ như thế. Do đó, nếu từng bị tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn phải đi tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần 24 – 28 trong những lần mang thai tiếp theo.

- Trầm cảm: Những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh so với người không bị tiểu đường. Không thể kết luận tiểu đường làm tăng nguy cơ trầm cảm trên phụ nữ sau sinh nhưng có một vài thống kê cho thấy nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn ở nhóm phụ nữ tiểu đường thai kỳ.

3. Các biện pháp theo dõi và chế độ chăm sóc phụ nữ bị đái tháo đường sau sinh

Nghiệm pháp đường huyết sau sinh

- Chế độ kiểm tra đường huyết sau sinh:

Nghiệm pháp đường huyết sau sinh cũng tương tự như trong lúc mang thai. Bạn sẽ được hướng dẫn nhịn ăn trước khi lấy máu khoảng 8 - 10 tiếng, lấy 2ml máu tĩnh mạch lúc đang nhịn ăn sau đó sẽ được uống một cốc đường (75g glucose khan tương ứng 82g glucose ngậm nước mua ngoài quầy thuốc) pha trong 250 ml nước sôi đê nguội trong 5 phút. Sau 2 tiếng uống nước đường sẽ lấy máu lần thứ hai. Trong thời gian chờ lấy máu không ăn uống gì thêm và không để nôn.

- Đánh giá kết quả:

Xét nghiệm

Glucose khi đói (mmol/L)

Sau uống đường 2 giờ

HbA1c (%)

< 5.7

5.7- 6.4

≥ 6.5

< 5.7

5.7 – 6.4

≥ 6.5

Glucose

< 5.6

5.6- 6.9

7.0

< 7.8

7.8– 11.0

> 11.0

Kết luận

Bình thường

Rối loạn dung nạp glucose

Đái tháo đường

Bình thường

Rối loạn dung nạp đường

Đái tháo đường

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ là một trong các đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2. Do đó, tất cả các mẹ bầu gặp tình trạng này, cần tới bệnh viện xét nghiệm đường huyết sau khi sinh con 6 – 12 tuần. Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn cao, thì đây không còn là bệnh tiểu đường thai kỳ nữa, mà bạn đã chuyển sang tiểu đường type 2. Khi này bạn cần điều trị bằng thuốc, chế độ ăn, tập luyện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp kết quả đường máu bình thường, bạn chỉ cần theo dõi chỉ số HbA1c mỗi năm. Bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân nếu kiểm tra thấy trọng lượng của bạn vượt mức cho phép. Những điều này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.

- Chăm sóc sau sinh cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ:

Nghiệm pháp đường huyết sau sinh

Nhận biết các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh: Tâm trạng buồn bã và giận dữ là dấu hiệu bất thường trong những tuần đầu sau sinh. Ngoài ra, khi có các rối loạn khác như khó ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, lo lắng liên tục hoặc có ý nghĩ tự làm hại bản thân bạn hoặc bé, bạn cần được bác sĩ giúp đỡ.

Có chế độ ăn lành mạnh và tăng cường tập thể dục: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể cải thiện cân nặng và sự đề kháng insulin.

Cho con bú sữa mẹ: Giống như tất cả các bà mẹ, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên cho con bú sữa mẹ, nếu có thể. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bạn và con bạn. Nó cung cấp thêm khả năng miễn dịch cho em bé của bạn và giúp cơ thể bạn giảm cân khi mang thai, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Quãng thời gian ngay sau sinh bạn có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề nhưng cũng là thời điểm bắt đầu thiết lập những thói quen sinh hoạt tốt, có ích cho sức khỏe. Thay đổi lối sống và thói quen là việc rất khó khăn và dễ bị trì hoãn, bạn nên tận dụng sự quyết tâm trong giai đoạn này để thay đổi nếp sống cũ, làm quen với thói quen ăn uống và vận động tích cực.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?