Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu

09:25 - 20/05/2020 Lượt xem: 1157

Tiểu cầu (platelets hay thrombocytes) là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch bị thương. Giảm tiểu cầu là thuật ngữ y học để mô tả số lượng tiểu cầu thấp được định nghĩa là số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/mL, không phân biệt tuổi […]

Tiểu cầu (platelets hay thrombocytes) là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch bị thương. Giảm tiểu cầu là thuật ngữ y học để mô tả số lượng tiểu cầu thấp được định nghĩa là số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/mL, không phân biệt tuổi tác. Vậy nguyên nhân gây giảm tiểu cầu là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Giảm tiểu cầu là gì?

Giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu. Tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu là những thành phần quan trọng của máu, trong đó tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong vấn đề cầm máu và đông máu. Tương tự hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu cũng được sản xuất bởi tủy xương.

Tiểu cầu khởi nguồn từ những tế bào có nhân to (megakaryocytes) là các đại bào hiện diện trong tủy xương. Các mảnh nhỏ từ những tế bào megakaryocytes này trở thành tiểu cầu và được phóng thích vào máu. Chỉ có 2/3 số lượng tiểu cầu phóng thích từ tủy xương di chuyển trong máu. 1/3 số lượng tiểu cầu còn lại được bắt giữ trong lá lách.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu

Tiểu cầu thường chỉ sống được từ 7 đến 10 ngày trong máu ngoại biên rồi sau đó sẽ bị loại bỏ. Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu vào khoảng 150.000 đến 450.000 mỗi microlít máu (một phần triệu của một lít).

Gọi là giảm tiểu cầu khi lượng tiểu cầu trong máu ngoại biên thấp hơn 150.000. Tăng tiểu cầu khi số lượng vượt quá 450.000

2. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu

Nguyên nhân giảm tiểu cầu chia làm 3 nhóm:

      • Giảm sản xuất tiểu cầu
      • Tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu
      • Tăng bắt giữ (sequestration) tiểu cầu tại lách.

Sau đây là một số nguyên nhân quan trọng thường gây giảm tiểu cầu.

2.1. Giảm sản xuất tiểu cầu

Giảm sản xuất tiểu cầu thường liên quan đến những vấn đề ở tủy xương (như trong bệnh giảm bạch cầu hạt=agranulocytosis). Trong hầu hết các trường hợp này, giảm hồng cầu và bạch cầu cũng thường xảy ra.

+  Nhiễm siêu vi ảnh hưởng đến tủy xương như :

      • Nhiễm parvovirus
      • Rubella
      • Quai bị
  • giảm tiểu cầu
      • Sốt Dengue
      • Thủy đậu
      • Viêm gan B, C
      • Nhiễm virus Epstein-Barr
      • Nhiễm HIV.

+  Thiếu máu bất sản tủy: tủy xương không thể tạo được bất kỳ loại tế bào máu nào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tình trạng này có thể do nhiễm virus (parvovirus hoặc HIV), do thuốc men (vàng, chloramphenicol, Dilantin, valproate), do chất phóng xạ, hoặc bẩm sinh (thiếu máu Fanconi).

+ Các thuốc hóa trị ung thư thường gây ức chế tủy xương dẫn đến giảm tiểu cầu.

+  Các lợi tiểu thiazide.

+ Các ung thư tủy xương và ung thư máu (bệnh bạch cầu), ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) có thể gây giảm tiểu cầu ở nhiều mức độ.

+ Các ung thư ở nơi khác có thể thâm nhập vào tủy xương và ảnh hưởng đến sự sản xuất tiểu cầu.

+ Uống rượu kéo dài gây độc trực tiếp lên tủy xương.

+ Thiếu vitamin B12 và folic acid có thể dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương.

2.2. Tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu

Một số bệnh lý có thể gây tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu. Có thể chia thành 2 nhóm, có và không liên quan đến tình trạng miễn dịch.

Đa số thuốc có thể gây ra giảm tiểu cầu bằng cách tạo các phản ứng miễn dịch chống lại tiểu cầu (giảm tiểu cầu do thuốc). Ví dụ:

xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

Các sulfonamide

      • Carbamazepine (Tegretol, Tegretol XR , Equetro, Carbatrol)
      • Digoxin (Lanoxin)
      • Quinine (Quinerva, Quinite, QM-260)
      • Quinidine (Quinaglute, Quinidex)
      • Acetaminophen (Tylenol)
      • Rifampin.

Heparin và các thuốc kháng đông

Heparin và các thuốc kháng đông tương tự như Lovenox (enoxaparin=heparin trọng lượng phân tử thấp) đôi khi gây ra phản ứng miễn dịch chống tiểu cầu dẫn đến phá hủy tiểu cầu nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là giảm tiểu cầu do heparin (heparin-induced thrombocytopenia=HIT).

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (idiopathic thrombocytopenic purpura =ITP) là tình trạng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tiểu cầu. Trong những trường hợp nặng, ITP có thể khiến lượng tiểu cầu giảm xuống rất thấp. Ở người lớn, bệnh thường là một tình trạng mạn tính, trong khi đối với trẻ em, ITP có thể xảy ra sau một đợt nhiễm siêu vi cấp tính. Thường thiết lập chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Một số bệnh lý khác:

Một số bệnh lý như khớp, lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc các bệnh tự miễn khác (bệnh của mô liên kết), có thể gây phá hủy tiểu cầu.

Truyền máu và ghép tạng

Truyền máu và ghép tạng đôi khi gây ra các rối loạn miễn dịch dẫn đến giảm tiểu cầu.

Ban xuất huyết và hội chứng tăng ure máu tán huyết

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) và hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) là những tình trạng tương tự có thể gây ra giảm tiểu cầu tiêu hao không liên quan đến miễn dịch (non-immune related consumptive thrombocytopenia), là hậu quả của việc nhiễm một số siêu vi, có thai, do một số ung thư di căn, hoặc hóa trị liệu. Biểu hiện khác của các tình trạng này bao gồm suy thận, lú lẫn, thiếu máu (tán huyết), và sốt. Hội chứng tán huyết do tăng ure máu (HUS) đa phần gặp ở trẻ em và được xem là hậu quả của nhiễm một số chủng vi khuẩn Escherichia coli (E. coli O157:H7) gây tiêu chảy nhiễm trùng.

Hội chứng HELLP  

Hội chứng HELLP (tán huyết, rối loạn chức năng gan, giảm tiểu cầu) là tình trạng giảm tiểu cầu không do miễn dịch khác, có thể xảy ra trong thai kỳ và đi kèm với tăng men gan, thiếu máu (thiếu máu tán huyết do vỡ hồng cầu).

Đông máu nội mạch lan tỏa

Đông máu nội mạch lan tỏa (Disseminated intravascular coagulopathy=DIC) là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nặng. DIC có thể là biến chứng của nhiễm trùng nặng, chấn thương, phỏng hoặc thai nghén.

Viêm mạch máu và các van tim nhân tạo

Tổn thương hoặc viêm mạch máu (vasculitis) và các van tim nhân tạo có thể gây tăng phá hủy tiểu cầu khi chúng trôi ngang qua.

Các bệnh nhiễm trùng, chấn thương

Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết) hoặc chấn thương đôi khi có thể gây ra giảm tiểu cầu do tăng tiêu hao (không kết hợp với đông máu nội mạc lan tỏa=DIC).

2.3.Tăng bắt giữ tiểu cầu ở lách

Thu gom bắt giữ ở lách cũng dẫn đến giảm tiểu cầu, hậu quả của phì đại lách do nhiều lý do khác nhau. Khi lách lớn, nó sẽ bắt giữ lại một lượng tiểu cầu nhiều hơn bình thường. Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu do phì đại lách bao gồm bệnh gan tiến triển (xơ gan, viêm gan B hoặc C mạn) và ung thư máu (bệnh bạch cầu hoặc lymphoma).

Giảm tiểu cầu do pha loãng xảy ra sau khi mất nhiều máu và được truyền máu cấp cứu ồ ạt trong thời gian ngắn.

Giảm tiểu cầu giả tạo (pseudothrombocytopenia) là một tình trạng thường gặp khi số lượng tiểu cầu trên phân tích công thức máu toàn phần (CBC) có thể thấp giả tạo do tiểu cầu co cụm với nhau. Nếu nghi ngờ thì nên phân tích máu lại, đếm lại tiểu cầu sau khi đã lấy máu và đưa vào ống nghiệm có pha sẵn hóa chất đặc biệt ngăn không cho tiểu cầu co cụm.

Giảm tiểu cầu sẵn có sau khi sinh, còn gọi là giảm tiểu cầu sơ sinh. Đa số những trường hợp này có thể do các nguyên nhân đã nêu ở phần trên, mặc dù đôi khi chúng có thể liên quan đến những tình trạng di truyền hiếm gặp.

3. Triệu chứng

Tiểu cầu rất quan trọng trong việc cầm máu vì vậy các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khi giảm tiểu cầu có liên quan đến việc tăng nguy cơ chảy máu. Nếu giảm tiểu cầu nhẹ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng chảy máu thường gặp như:

      • Chảy máu cam
      • Chảy máu từ nướu răng
      • Máu trong nước tiểu hoặc phân
      • Mụn nước trong miệng gọi là ban xuất huyết
      • Dễ bầm tím
      • Đốm xuất huyết

4. Chẩn đoán

      • Đầu tiên bác sĩ khám tổng trạng để tìm các dấu vết bầm tím hoặc ban xuất huyết; một trong các triệu chứng tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể hỏi về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
      • Xét nghiệm công thức máu đầy đủ để biết số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu. Một số xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng cũng có thể cần được thực hiện.
      • Siêu âm bụng có thể được sử dụng giúp bác sĩ kiểm tra lách có bị to không.
      • Trường hợp nghi ngờ do các vấn đề của hệ thông tủy xương; sinh thiết tủy xương và hút tủy có thể được thực hiện.

5. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chảy máu và nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Tất cả bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nên tránh dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen vì những thuốc này làm giảm chức năng tiểu cầu và khả năng hình thành cục máu đông.

      • Trường hợp không cần điều trị:

Nếu tình trạng giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nếu không có tình trạng chảy máu. Nếu giảm tiểu cầu thứ phát sau nhiễm virus, số lượng tiểu cầu của bạn có thể được kiểm tra nhiều lần sau đó để đảm bảo nó trở lại bình thường.

      • Truyền tiểu cầu: 

Giảm tiểu cầu thoáng qua thường thấy trong các phương pháp điều trị hóa trị, có thể được điều trị bằng truyền tiểu cầu. Truyền tiểu cầu cũng được sử dụng thường xuyên nếu có tình trạng chảy máu lượng lớn kết hợp với giảm tiểu cầu.

      • Ngừng thuốc: 

Nếu giảm tiểu cầu do thuốc; hãy tham khảo bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử sụng loại thuốc này hay không.

      • Sử dụng thuốc điều trị: 

Nếu giảm tiểu cầu là kết quả của giảm tiểu cầu miễn dịch có thể được điều trị bằng các thuốc như steroid, globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch hoặc globulin miễn dịch anti D.

      • Cắt lách: 

Trong nhiều loại giảm tiểu cầu; lách là vị trí chính của tiêu hủy tiểu cầu hoặc bắt giữ tiểu cầu. Cắt lách hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách có thể cải thiện số lượng tiểu cầu.

      • Tách huyết tương: 

Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) được điều trị bằng tách huyết tương. Trong kỹ thuật này, huyết tương (phần lỏng của máu) được lấy ra thông qua được tĩnh mạch và được thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh.

Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm một số bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu…. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai