Phụ nữ mang thai tiêm phòng covid-19 được không?

16:06 - 16/08/2021 Lượt xem: 311 Tác giả: Kim Ngân

Phụ nữ mang thai có tiêm phòng covid-19 được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về thông tin này nhé!

Phụ nữ mang thai có tiêm phòng covid-19 được không?

1. Nguy cơ mắc Covid-19 ở phụ nữ mang thai có cao hơn người bình thường?

Theo PGS.TS Trần Danh Cường: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường khác nguy cơ mắc COVID-19 là như nhau. Hay nói cách khác là khả năng lây nhiễm như nhau.

Phụ nữ mang thai dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.

Bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ trở thể nặng nhanh.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.

Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng thêm nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi.

2. Tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai có an toàn không?

Về lý thuyết, quy luật bệnh nhiễm trùng với phụ nữ có thai tính theo 2 vấn đề. Thứ nhất, tác nhân nhiễm trùng có vào em bé không? Thứ hai, tác nhân nhiễm trùng đó có gây ra bệnh gì cho người mẹ nặng nề và ảnh hưởng đến em bé không?

Trong các nghiên cứu trên thế giới lấy mẫu nước ối của sản phụ sau sinh, lấy máu tĩnh mạch rốn, lấy dịch họng của người mẹ và giải phẫu bệnh học của bánh rau đều không phát hiện có virus SARS-CoV-2 trong đó. Điều này khẳng định virus SARS-CoV-2 không vào buồng ối có em bé.

Theo quy luật chung, 12 tuần đầu tuần hoàn từ mẹ - con ít, do đó khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con rất ít, tuy nhiên nếu xảy ra tình huống lây nhiễm ở giai đoạn này thì nguy cơ cho em bé rất lớn- có khả năng gây ra bất thường ở thai, bởi đây là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi.

Còn ở giai đoạn tiếp theo, khả năng lây nhiễm giữa mẹ và con rất mạnh, nhưng nguy cơ gây dị dạng thai nhi thấp vì lúc này các cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành.

Việc khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19 sau 13 tuần tiêm (trước 12 tuần e ngại vì nhiễm virus này còn mới, các nghiên cứu để chứng minh tính vô hại là chưa thể khẳng định), nhưng trước mắt qua quan sát ở những nước có đại dịch ngay từ đầu và đã có nhiều phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nên giới chuyên môn chỉ định tiêm phụ nữ có thai.

Tiếp đến, tiêm cho phụ nữ có thai vì khi tiêm sẽ sinh kháng thể, qua nhau thai bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh trước yếu tố nguy cơ lây nhiễm xung quanh.

3. Tiêm phòng vaccine COVID-19 cho phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ có ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh hay không?

Tiêm phòng cho phụ nữ sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, các nghiên cứu đã chứng minh virus không qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ mắc COVID-19 khi sinh con vẫn cho con bú bình thường, nhưng cần thực hiện nghiêm quy định về chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm.

4. Phụ nữ mang thai sau 13 tuần và cho con bú cần chuẩn bị những gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19?

Việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ tạo ra "vùng xanh" để bảo vệ một quần thể quan trọng.

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần cũng như những người bình thường, tuy nhiên trước khi tiêm phải khám thai để biết tình trạng của em bé và mẹ.

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần mắc bệnh nền vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 xong phải tầm soát kỹ, cần khám sàng lọc kỹ, cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế về chuyên môn. Ví dụ những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật, bong nhau non, các tai biến sản khoa tôi nghĩ nên trì hoãn tiêm. Buộc phải xử trí trước khi tiêm.

Phụ nữ mang thai trước và sau khi tiêm phòng ngoài việc theo dõi sức khỏe bản thân thì cần khám thai đầy đủ và quản lý thai kỹ trong suốt quá trình mang thai. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Bệnh đái tháo đường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?