Viêm phổi và những điều cần biết?

11:42 - 17/09/2022 Lượt xem: 482 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Đáng lo ngại hơn khi ở giai đoạn đầu, bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm. Chính vì thế, tìm hiểu triệu chứng gây bệnh để nhận biết bệnh sớm là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.

1. Viêm phổi là gì?

 

viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng (sưng) bao gồm viêm phế nang (túi khí nhỏ), túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng do vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Khi các phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Viêm phổi có thể xuất hiện ở một vùng hoặc vài vùng (viêm phổi thuỳ hoặc “đa thùy”), nguy hiểm hơn là viêm toàn bộ phổi.

Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng không phân biệt giới tính và lứa tuổi. Hầu hết, khi bị nhiễm bệnh chỉ sau một vài ngày, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh dần sẽ trở nên khó thở và có nguy cơ cao dẫn tới tử vong.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi

Thông thường, mọi người thường mắc phải bệnh viêm phổi cấp tính. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ ràng ngay trong ngày đầu tiên nhiễm vi rút. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi có rất nhiều, cụ thể:

Người mắc viêm phổi do vi khuẩn

Người bị bệnh viêm phổi có thể do hoạt động của vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phổi còn có thể do một số loại vi khuẩn khác như: haemophilus, legionella,...

Nguyên nhân do virus

Virus gây nên bệnh viêm phổi có rất nhiều. Bạn có thể bị lây nhiễm các loại virus này trong môi trường bị ô nhiễm, từ người bệnh,... Những loại virus này có thể là: virus cúm Influenza A, B, virus hợp bào, virus rhinovirus, adenoviruses,...

Nguyên nhân do nấm

Nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi.  Khi người bệnh tiếp xúc hay hít thở phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi. Khi mắc phải bệnh do nấm, tình hình phát triển của bệnh sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Điều kiện lý tưởng để nấm tồn tại và phát triển chính là môi trường ô nhiễm, khói bụi hay khói thuốc, hóa chất,... Ngoài ra, với những người có thói quen sinh hoạt thiếu hợp lý sẽ rất dễ bị nhiễm nấm gây viêm phổi.

Nguyên nhân gây viêm phổi do hóa chất

Nhắc đến nguyên nhân gây nấm phổi chúng ta không thể bỏ qua hóa chất. Mặc dù nguyên nhân bị nấm phổi do hóa chất rất hiếm gặp nhưng không phải là không tồn tại.

Khi con người làm việc trong môi trường hóa chất lâu, cơ thể sẽ tiếp xúc với hóa chất rất nguy hiểm. Không chỉ phổi mà các bộ phận khác cũng có thể nhiễm bệnh. Chính vì vậy, khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, bạn nên mặc bảo vệ đầy đủ để bảo vệ bản thân tốt nhất.

3. Triệu chứng của viêm phổi 

Viêm phổi cấp tính xảy ra khi các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công vào phế nang phổi và gây viêm nhiễm theo nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng bệnh chuyển biến rất nhanh. Nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như áp xe phổi, tràn dịch, suy hô hấp, viêm ngoài màng tim, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Ở giai đoạn đầu, bệnh dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường về đường hô hấp. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn sau, những biểu hiện của bệnh ngày càng rõ ràng, bệnh tiến triển nhanh chóng chỉ trong vài ngày. Dưới đây là những biểu hiện bệnh mà bạn không thể bỏ qua: 

viêm phổi

  • Xuất hiện những cơn ho: Thời gian đầu, bệnh nhân có biểu hiện ho khan. Sau đó những cơn ho có thể kèm theo đờm vàng và xanh. Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể ho ra máu.
  • Đau ngực, nhất là khi ho.
  • Có biểu hiện khó thở, hụt hơi.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện như sau: Sốt cao, đau nhức khớp và cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, thay đổi nhận thức, hạ thân nhiệt, co giật ở trẻ em,…
  • Ở một số trường hợp nặng, người bệnh bị khó thở rất nghiêm trọng, sốt cao, run rẩy, da tím tái do thiếu oxy,…. Cần cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

4. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm phổi

Mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh lý đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây sẽ làm thúc đẩy tăng nguy cơ mắc viêm phổi và biến chứng nặng, khó điều trị như:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi;
  • Người trên 65 tuổi;
  • Người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm thanh quản;
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn…;
  • Người bị suy giảm miễn dịch như: người có cơ quan nội tạng được cấy ghép, người bị bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS hoặc đang điều trị ung thư;
  • Người hút thuốc lá, sinh sống ở nơi nhiều khói bụi, khói bếp…
  • Người đang nằm ở bệnh viện, hoặc đang thở máy,…

viêm phổi

5. Phòng ngừa viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng chủ động. Viêm phổi có thể dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục, giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp là cần thiết nhưng chưa đủ và sẽ rất khó để cách ly hoàn toàn. Vắc xin là phát minh vĩ đại của nhân loại để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh, chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ cao khỏi viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm.

  • Tiêm chủng vắc xin phòng viêm phổi
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là lúc giao mùa.
  • Tránh môi trường có nhiều khói thuốc lá, không thuốc lá,…
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt là từ bên ngoài trở về nhà.
  • Mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh có thể lây qua đường hô hấp,…
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng sữa,…

viêm phổi

  • Vệ sinh hầu họng, mũi miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lí nhằm loại bỏ vi khuẩn hiện diện.

Như vậy, căn bệnh viêm phổi thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Mỗi người nên trang bị kiến thức cơ bản để tự chăm sóc cho mình, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn nên đi khám và điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Bệnh đái tháo đường
Viêm gan C có nguy hiểm không?
Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa