Siêu âm đầu dò và những điều bạn cần biết

03:26 - 16/05/2021 Lượt xem: 394

Siêu âm đầu dò là phương pháp thăm khám phụ khoa phổ biến nhất hiện nay, giúp kiểm tra chi tiết các cơ quan bên trong thành âm đạo và đánh giá chính xác các bệnh lý (nếu có) mà siêu âm thành bụng khó quan sát thấy được. 1. Siêu âm đầu dò âm […]

Siêu âm đầu dò là phương pháp thăm khám phụ khoa phổ biến nhất hiện nay, giúp kiểm tra chi tiết các cơ quan bên trong thành âm đạo và đánh giá chính xác các bệnh lý (nếu có) mà siêu âm thành bụng khó quan sát thấy được.

1. Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm, sử dụng một dầu dò đưa vào trong âm đạo. Với việc sử dụng sóng âm tần cao, tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao, siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ có thể kiểm tra chi tiết về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Siêu âm đầu dò cũng dùng để đánh giá tình trạng rụng trứng, sự phát triển của trứng cũng như độ dày niêm mạc tử cung…

2. Vai trò của siêu âm đầu dò trong lĩnh vực sản phụ khoa

Siêu âm đầu dò được sử dụng khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,…

Đặc biệt khi mang thai, việc siêu âm này có vai trò quan trọng. Siêu âm để biết có thai trong giai đoạn đầu, khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò giúp đánh giá cơ quan sinh dục, quan sát sự phát triển của trứng và tình hình rụng trứng, đánh giá độ dày niêm mạc tử cung, phát hiện các loại u buồng trứng, u xơ tử cung chẩn đoán các bệnh phụ khoa khác.

Tùy từng trường hợp người bệnh và tùy mục đích chẩn đoán cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn.

siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò

3. Khi nào cần siêu âm đầu dò

Khi bạn muốn đi khám sức khỏe phụ khoa thông thường hoặc khi có những dấu hiệu bất thường như:

      • Đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới nhiều lần trong ngày.
      • Khi nghi ngờ bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
      • Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
      • Chảy máu vùng kín giữa chu kỳ kinh nguyệt không rõ nguyên nhân.
      • Chảy máu bất thường ở vùng kín khi mang thai.
      • Đau khi giao hợp.
      • Khí hư ra nhiều, có màu sắc bất thường và có mùi hôi.
      • Vùng kín bị khô hoặc ngứa

Hoặc trong các trường hợp:

      • Kiểm tra xem thai đã vào tổ chưa;
      • Theo dõi nhịp tim của thai nhi;
      • Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai;
      • Kiểm tra sức khỏe vùng xương chậu;
      • Đánh giá tình hình sức khỏe sinh sản.
      • Kiểm tra thai ngoài tử cung, sẩy thai…
chửa tại vết mổ - mối nguy hiểm khôn lường
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện các trường hợp mang thai sớm

4. Siêu âm đầu dò có hại không?

Rất nhiều mẹ quan tâm đến việc phương pháp siêu âm có hại không và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào khi đây là phương pháp trực tiếp chạm vào “nơi nhạy cảm”

Phương pháp siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm chuyên môn cao. Thực tế, trong quá trình siêu âm thai, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung. Việc siêu âm này hoàn toàn không gây đan đớn. Tuy nhiên có thể khiến cho mẹ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai thì siêu âm đầu dò không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi.

 5. Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi siêu âm đầu dò

Chuẩn bị:

Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm, bàng quang phải trống hoặc đầy (bàng quang đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm của các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn).

      • Nếu bác sĩ yêu cầu làm trống bàng quang thì cần đi vệ sinh trước khi siêu âm đầu dò.
      • Nếu phải làm đầy bàng quang, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống nhiều nước khoảng 30 phút trước khi bắt đầu tiến hành siêu âm.
      • Nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh cần loại bỏ tampon nếu đang sử dụng trước khi siêu âm

Thực hiện:

      • Bước 1: Để thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được yêu cầu mặc váy và cởi quần áo từ eo trở xuống.
      • Bước 2: Người bệnh sẽ nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên giá đỡ. Để siêu âm thuận lợi nhất, bác sĩ có thể cho bệnh nhân kê một gối nhỏ ở phần hông.
      • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò (đã bọc bằng bao cao su có kèm gel bôi trơn) vào khoảng 5-7cm trong âm đạo.
      • Bước 4: Đầu dò phát sóng siêu âm và thu lại tín hiệu; tín hiệu này được mã hóa và truyền ảnh trực tiếp các cơ quan vùng chậu. Trong quá trình tiến hành, đầu dò siêu âm có thể được xoay nhẹ để thu được hình ảnh đầy đủ và tổng thể.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)