Thiếu hụt acid folic ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?

11:12 - 07/11/2022 Lượt xem: 531 Tác giả: Thanh Nga

Axit folic đặc biệt quan trọng trước và trong khi mang thai, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, phòng chống bệnh tật ở mẹ. Vậy thiếu acid folic ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé. Hãy cùng phòng khám sản 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vai trò Acid folic 

Acid folic (hay còn gọi là folate) là một trong những vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết sự phát triển, phân chia tế bào của người, động vật và cần cho sự hình thành tế bào máu, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.

- Acid folic giúp não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung đủ lượng acid folic trước khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phân chia tế bào, hình thành nhau thai, sự gia tăng số lượng hồng cầu và sự tăng trưởng của bào thai, thiếu các vi chất như sắt, acid folic, kẽm, canxi… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và chính bản thân người mẹ.

2. Thiếu hụt acid folic ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?

- Đối với thai nhi: Lượng acid folic và sắt không đủ sẽ gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, trẻ có nguy cơ cao suy dinh dưỡng bào thai, bị sinh non. Thiếu acid folic trong giai đoạn sớm của thai kỳ gây ra sự phân chia tế bào không bình thường, gây nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, hở hàm ếch, vòm miệng, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh.

- Đối với người mẹ: Phụ nữ mang thai thiếu sắt, acid folic dẫn đến thiếu máu, thường có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, khó thở, nguy cơ sảy thai, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, rong huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường.

Nhu cầu acid folic ở người trưởng thành cần khoảng 180-200mcg/ngày, nhưng ở phụ nữ mang thai cần 400mcg/ngày để con chào đời thông minh và khỏe mạnh. Chính vì thế, khi có dự định mang thai, chị em nên uống bổ sung acid folic hàng ngày để cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết, chuẩn bị một thể trạng tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

3. Cách bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả

Đối với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai và mang thai 3 tháng, lượng acid folic nên dùng là 400mcg/ ngày. Phụ nữ có thai 3 tháng trở lên dùng 600mcg/ ngày. Còn với các mẹ cho con bú nên bổ sung 500 mcg/ ngày.

  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu acid folic: Ngay từ khi có ý định mang thai, chị em nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều acid folic như thịt bò, trứng, hải sản, gan,.... Các loại rau xanh đậm, họ đậu như súp lơ xanh, nấm, đậu nành, đậu lăng, nho khô, khoai tây, củ cải, rau xanh. Đặc biệt, bổ sung trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, bơ… giúp tăng khả năng hấp thụ acid folic và sắt, bơ chứa nhiều chất béo omega 3 tốt cho tim của mẹ và trí não của bé.

thiếu acid folic ảnh hưởng như thế nào đến thai

  • Bổ sung viên uống chứa acid folic: Có thể nguồn thực phẩm vẫn chưa cung cấp đủ lượng acid folic cho cơ thể, do đó chị em nên sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt, acid folic.

4. Những lưu ý khi bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai

- Không uống viên bổ sung acid folic cùng với trà, cafe, rượu bia vì sẽ bị giảm hấp thu sắt. Thời gian uống tốt nhất là giữa 2 bữa ăn.

- Không nên uống sắt, acid folic vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ.

- Để giúp sắt và các vi chất hấp thụ tốt nhất, nên uống viên chứa acid folic kết hợp bổ sung nước cam, nước trái cây giàu vitamin C.

- Tác dụng phụ khi uống acid folic có thể gây táo bón. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?