Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

06:28 - 04/04/2020 Lượt xem: 361

Thiếu máu do thiếu sắt, nằm trong nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng, là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1. Vai trò của sắt đối với cơ thể Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin […]

Thiếu máu do thiếu sắt, nằm trong nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng, là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

1. Vai trò của sắt đối với cơ thể

Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Sắt tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin- sắc tố hô hấp của cơ. Ngoài ra sắt cũng tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

2. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.

 – Do cung cấp sắt không đủ:

Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, uống sữa công thức không bổ sung sắt, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật.

Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít.

– Do hấp thu sắt kém

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, thiểu toan dạ dày, rối loạn hấp thu hoặc có dị dạng ở dạ dày ruột.

– Do tình trạng mất sắt mạn tính

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Nhiễm giun móc, loét dạ dày- tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, hành kinh (trẻ gái dậy thì)…

– Nhu cầu sắt cao

Giai đoạn cơ thể lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp không tăng.

3. Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt

– Triệu chứng lâm sàng

    • Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có thể sớm từ tháng thứ 2-3 ở trẻ đẻ non.
    • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ
    • Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng phát triển cân nặng hay bị rối loạn tiêu hóa. Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
    • Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, móng bẹt dễ gẫy ít gặp ở trẻ em.

– Triệu chứng sinh học

– Thiếu máu, thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ:

    • Hemoglobin, thể tích huyết cầu giảm nhiều hơn số lượng hồng cầu.
    • Nồng độ hemoglobin hồng cầu dưới 30g%
    • Hemoglobin trung bình hồng cầu dưới 27 pg
    • Thể tích trung bình hồng cầu dưới 80 fl

– Sắt huyết thanh giảm dưới 50 mcg/dl, chỉ số bão hòa transferrin dưới 15%

– Protoperphyrin tự do hồng cầu tăng trên 70 mcg/l

Ferritin huyết thanh giảm dưới 12 mcg/l

4. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt

4.1  Điều trị thiếu sắt

Cho trẻ uống các muối sắt, các muối Fe hóa trị II dễ hấp thu hơn. Liều lượng có hiệu quả là 4 -6 mg sắt/ kg/ ngày. Có thể dùng:

    • Sulat sắt: 20 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần, uống giữa 2 bữa ăn
    • Hoặc gluconat sắt, 40 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần, uống giữa hai bữa ăn.

Thời gian điều trị từ 8-12 tuần lễ, có thể kéo dài hơn.

Nên cho thêm vitamin C 0.1g x 3 viên/ngày để sắt dễ hấp thu.

4.2  Điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt

Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi. Cho trẻ ăn thêm đúng ngoài sữa phải thêm các thức ăn có nhiều sắt như rau xanh, đậu, trứng, thịt…

Chữa các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính.

5. Phòng bệnh

Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai. Lưu ý tới những trẻ có nguy cơ như:

    • Các trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
    • Trẻ bị thiếu sữa mẹ và các bà mẹ có thai

Thời gian có thai nhu cầu sắt rất lớn, tổng số sắt cần cho thai nghén từ 500-600mg. Nhu cầu hấp thu sắt khi có thai từ quý 2 của thai kỳ là 3mg/ngày. Do đó các mẹ bầu cần có một chế độ ăn giàu sắt.

Giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ đang cho con bú, bổ sung nước hoa quả cho trẻ từ tháng thứ 2,3. Cho ăn bổ sung đủ thức ăn động, thực vật.

Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như giun, sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính.

Chế độ ăn uống cân bằng: Khi con bạn có thể tiêu thụ thức ăn rắn, hãy chọn thực phẩm có nhiều chất sắt, chẳng hạn như các loại ngũ cốc cho em bé. Khi trẻ lớn lên, các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm rau xanh đậm, cá, gà, thịt đỏ và đậu. Trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ nên hạn chế khoảng 710ml mỗi ngày.

Tăng cường vitamin C: Vitamin C giúp hấp thụ sắt. Vitamin C có thể tìm thấy trong thực phẩm như cam, cà chua, dưa, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây và kiwi.

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Dùng chất bổ sung sắt:

Thiếu sắt ở trẻ em thường được điều trị bằng chất bổ sung sắt. Nếu con của bạn có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, chẳng hạn như sinh non, thì nên bổ sung chất sắt. Với trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ thiếu sữa mẹ nên dùng sữa, thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20mg/ngày từ tháng thứ 2.

Nếu bạn nghi ngờ con của bạn có thể bị thiếu sắt, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.

Để được tư vấn tình hình sức khỏe thai sản và chế độ dùng thuốc trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám thai tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua