Thiếu sắt có thể gây ra bệnh gì?

03:15 - 11/04/2020 Lượt xem: 376

Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người. 1. Nguyên nhân gây thiếu sắt Có một số […]

Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của con người.

1. Nguyên nhân gây thiếu sắt

Có một số nguyên nhân gây thiếu chất sắt bao gồm:

– Chế độ ăn

Việc ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiếu sắt. Sắt cũng là một thành phần khó hấp thụ trong cơ thể. Trong những năm trở lại đây, các nhà khoa học cho biết, những người béo phì cũng có thể bị thiếu sắt nguyên nhân là do bệnh nhân ăn uống kiêng khem khi thực hiện chế độ giảm cân.

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm cá, ngũ cốc tăng cường, đậu, thịt và rau xanh.

Thiếu sắt có thể gây ra bệnh gì?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng nam giới trưởng thành cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày và phụ nữ cần 18 mg mỗi ngày trước 50 tuổi và 8 mg sau 50 tuổi.

– Hấp thu sắt

Một số tình trạng, bệnh lý và thuốc có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt đúng cách ngay cả khi một người đang ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

Các yếu tố có thể gây cản trở hấp thụ sắt bao gồm:

    • Tình trạng đường ruột và tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh viêm ruột.
    • Phẫu thuật đường tiêu hóa, chẳng hạn như phẫu thuật cắt dạ dày…

– Mất máu

Huyết sắc tố là một protein trong các tế bào hồng cầu chứa hầu hết chất sắt của cơ thể. Vì vậy mất máu có thể dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu.

Mất máu có thể do chấn thương hoặc hiến máu quá thường xuyên. Một số tình trạng bệnh lý hoặc thuốc cũng có thể gây mất máu bao gồm:

    • Chảy máu trong do loét hoặc ung thư trực tràng
    • Sử dụng thường xuyên aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
    • Mất máu nhiều trong chu kì kinh nguyệt.
    • Chảy máu đường tiết niệu
    • Các hội chứng, bệnh di truyền hiếm gặp
    • Phẫu thuật

Thiếu sắt có thể gây ra bệnh gì?

– Các tình trạng bệnh lý khác

Các tình trạng bệnh lý khác có thể gây thiếu sắt bao gồm:

    • Suy thận
    • Suy tim sung huyết
    • Béo phì

Sắt đặc biệt quan trọng trong thời kỳ tăng trưởng. Vì lý do này trẻ em và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu sắt và thiếu máu cao hơn những người khác.

2. Triệu chứng khi bị thiếu sắt

Các triệu chứng thiếu sắt khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe tổng thể của một người. Đối với thiếu sắt nhẹ hoặc trung bình, một người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Đôi khi thiếu chất sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Đây là khi cơ thể không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu.

    • Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:

Mệt mỏi, đuối sức

Chóng mặt, đau đầu

Nhạy cảm với nhiệt độ

Tay chân lạnh

Khó thở, đau ngực

Khó tập trung

Tim đập nhanh

Hội chứng chân không yên

Thèm đồ ăn không phải thực phẩm, như nước đá hay bụi bẩn

– Ngoài ra còn có một số dấu hiệu thể chất cho thấy sự thiếu hụt sắt chẳng hạn như:

    • Móng tay dễ gãy
    • Vết nứt ở hai bên miệng
    • Rụng tóc
  • Thiếu sắt có thể gây ra bệnh gì?
    Thiếu sắt gây rụng tóc, bong móng
    • Viêm lưỡi
    • Da nhợt nhạt hoặc vàng bất thường
    • Nhịp tim không đều hoặc thở.

3. Các cách phòng chống tình trạng thiếu sắt

    • Bổ sung sắt bằng việc đa dạng hóa bữa ăn: đây là giải pháp bền vững nhất để cải thiện tình trạng thiếu sắt của người dân.
    • Bổ sung sắt bằng các loại viên sắt.
    • Ngoài ra cần phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét và cần vệ sinh môi trường.
    • Cần tăng cường sắt vào thực phẩm: đây là giải pháp chiến lược có hiệu quả và an toàn cao. Sắt sẽ được tăng cường vào các loại thực phẩm như bánh quy, bánh dinh dưỡng, nước mắm, bột dinh dưỡng,…

Như vậy ngoài bệnh thiếu máu thì tình trạng thiếu Fe còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như gây ra tình trạng tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, bong móng, suy giảm trí nhớ, trí thông minh, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai. Chính vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống tình trạng thiếu Fe.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và chế độ dùng thuốc sắt trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai