Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết
07:26 - 11/12/2019 Lượt xem: 994
Tiểu đường thai kỳ đang là một nỗi ám ảnh lớn đối với phụ nữ có thai. Việc chẩn đoán bệnh là điều cần làm để tránh những biến chứng có thể xảy ra.Vậy khi nào có thể tầm soát tiểu đường thai kỳ? Những băn khoăn trên của mẹ bầu sẽ được giải đáp […]
Tiểu đường thai kỳ đang là một nỗi ám ảnh lớn đối với phụ nữ có thai. Việc chẩn đoán bệnh là điều cần làm để tránh những biến chứng có thể xảy ra.Vậy khi nào có thể tầm soát tiểu đường thai kỳ? Những băn khoăn trên của mẹ bầu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ của mình.
2. Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ
Nguyên nhân do quá trình mang thai tụy không đủ sản xuất insulin dẫn đến lượng đường tăng cao và mất kiểm soát. Tiểu đường thai kỳ hay gặp ở những trường hợp:
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
- Chỉ số cơ thể (BMI) trên 30: thừa cân, béo phì
- Tuổi mẹ trên 35 tuổi
- Tiền sử bản thân có tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Tiền sử sinh con trên 4 kg hoặc có tình trạng thai chết lưu không rõ nguyên nhân
3. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ.
Đối với người mẹ
Các biến chứng thường gặp như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh …
- Khó sinh: Những trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, sẽ có nguy cơ mang thai to, dẫn tới việc khó khăn trong theo dõi sinh thường.
- Nguy cơ sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
- Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thật sự trong tương lai
- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo
Đối với thai nhi
- Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to, giảm sự trưởng thành của phổi do khả năng bị sinh non cao.
- Thai nhi có nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch…
Đối với trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh dễ mắc hội chứng hạ đường huyết: Sau sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất tiếp insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Một số trường hợp gây ra tình trạng co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu bé không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.
- Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ.
- Béo phì: Nếu mẹ bị thừa cân và đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.
- Hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh…
4. Tầm soát tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose (Làm tốt nhất trong khoảng 24 – 28 tuần )
Xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì.( Thai phụ nhịn ăn ít nhất 8 giờ )
Quy trình xét nghiệm:
Mẹ bầu sẽ được lấy máu 3 lần,mỗi lần cách nhau 60 phút.
Lần 1: Lấy máu lúc đói,sau đó thai phụ uống hết lượng đường(75g glucose trong 3 đến 5 phút.)
Lần 2: Sau lần lấy máu lần một 60 phút.
Lần 3: Sau lần lấy máu lần hai 60 phút.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.