Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin-định lượng sắt trong máu

00:43 - 11/04/2020 Lượt xem: 1035

Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu ferritin kết hợp với các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ sắt trong máu của một người. Trong bài viết này sẽ cung cấp ý nghĩa của xét nghiệm Ferritin đầy đủ và […]

Ferritin là một protein trong các tế bào máu lưu trữ sắt. Xét nghiệm máu ferritin kết hợp với các xét nghiệm khác có thể được chỉ định để kiểm tra mức độ sắt trong máu của một người. Trong bài viết này sẽ cung cấp ý nghĩa của xét nghiệm Ferritin đầy đủ và chi tiết nhất.

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin giúp đo lượng Ferritin trong máu người bệnh. Ferritin là một loại protein dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong tế bào gan và tế bào miễn dịch. Khi cơ thể cần đến sắt để tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp thì sắt sẽ được giải phóng ra từ Ferritin. Vì vậy trong xét nghiệm Ferritin nếu lượng Ferritin biến đổi thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng sẽ biến đổi theo. Ví dụ như:

    • Nếu thử nghiệm Ferritin cho kết quả thấp hơn mức bình thường thì có thể nghĩ tới việc dự trữ sắt của cơ thể thấp và có thiếu sắt
    • Nếu lượng Ferritin cao hơn bình thường thì sẽ chỉ ra rằng có một tình trạng khiến cơ thể lưu trữ quá nhiều chất sắt.
Xét nghiệm Ferritin sẽ xác định lượng sắt trong máu của bạn
Xét nghiệm Ferritin sẽ xác định lượng sắt trong máu của bạn

2. Khi nào thì cần phải thực hiện xét nghiệm Ferritin?

Xét nghiệm Ferritin có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt: Khi kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân chỉ ra mức độ protein mang oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc tỷ lệ hematocrit thấp thì có thể yêu cầu xét nghiệm này nhằm khẳng định chẩn đoán.

Xét nghiệm Ferritin kết hợp với kiểm tra tổng hợp sắt và thử nghiệm Transferrin giúp cung cấp các thông tin bổ sung về sắt trong cơ thể. Xét nghiệm cũng có thể được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng của giảm Ferritin máu như:

    • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
    • Suy nhược cơ thể
    • Đau đầu dai dẳng, chóng mặt
    • Cáu gắt.
    • Ù tai, khó thở

Hoặc biểu hiện của tình trạng dư thừa Ferritin gồm:

    • Đau ngực, tim đập nhanh
    • Đau mỏi các khớp
    • Đau bụng
    • Suy nhược cơ thể và mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

3. Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy máu. Theo American Association for Clinical Chemistry (AACC), xét nghiệm ferritin huyết thanh sẽ cho kết quả chính xác hơn khi thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn ăn trong một khoảng thời gian.

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin-định lượng sắt trong máu

Vị trí lấy máu thường là tĩnh mạch khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Bạn sẽ được cuốn một dải dây chun giãn (dây garo) phía trên vị trí lấy máu 5-10 cm; rồi được sát khuẩn vị trí lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn thường là cồn 700 . Sau đó là chích kim tiêm và lấy đủ lượng máu cần thiết, cuối cùng là tháo dây garo và dịt bông để cầm máu.

Mẫu máu sau đó được mang tới phòng xét nghiệm để phân tích.

4. Định lượng sắt trong máu chuẩn là bao nhiêu?

– Mức Ferritin ổn định

Chỉ số bình thường của Ferritin trong máu sẽ nằm trong giá trị sau:

    • Đối với nam giới: từ 24-336 ng/ml hoặc 24-336 μg/l
    • Đối với nữ giới: từ 11-307 ng/ml hoặc 11-307 μg/l.

Ngưỡng Ferritin được coi là bình thường này chỉ áp dụng đối với người bình thường không mắc bất kỳ bệnh lý nào. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về vấn đề này.

– Mức Ferritin ở mức độ cao

Trong trường hợp bạn có chỉ số Ferritin quá cao thì các nguyên tử sắt có thể tích trữ dư thừa tại các mô cơ quan gây nên bệnh hemochromatosis. Ngoài ra ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trường hợp này đang cảnh báo bạn uống thuốc sắt kéo dài quá lâu hoặc đã bị virus viêm gan mãn tính xâm nhập.

Tùy vào tình hình sức khỏe cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp nhằm cân đối lại lượng sắt có trong cơ thể. Thủ thuật phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là chích máu tĩnh mạch. Liều lượng loại bỏ như thế nào sẽ do bác sĩ quyết định và có thể điều chỉnh tùy vào mức độ cơ thể bạn phản ứng lại.

– Nồng độ ferritin huyết thanh thấp trong máu khi nào?

Giảm nồng độ ferritin huyết thanh chỉ ra bạn đang thiếu sắt; điều này xảy ra khi chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày. Một nguyên nhân khác nữa đó là tình trạng thiếu máu khi cơ thể sản xuất không đủ hồng cầu để sắt gắn vào.

Các nguyên nhân thường gặp khác gây giảm nồng độ ferritin bao gồm:

    • Mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt
    • Rối loạn hấp thu của ruột non
    • Các trường hợp gây mất máu, chảy máu bên trong cơ thể bạn đang thiếu máu. Lúc này các quá trình chuyển hóa; trao đổi chất hoặc phát triển của cơ thể bạn đều sẽ mất cân bằng.

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin lúc này đang báo hiệu bạn cần bổ sung các loại thuốc tăng hàm lượng sắt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn thuộc trường hợp mất cân bằng lượng sắt quá lớn thì bác sĩ có thể tiến hành tiêm sắt trực tiếp vào tĩnh mạch.

Trên đây là một vài phân tích có liên quan đến ý nghĩa xét nghiệm Ferritin. Hi vọng bạn đọc thấy hữu ích với những thông tin do chúng tôi cung cấp. Như vậy có thể thấy xét nghiệm Ferritin có rất nhiều ý nghĩa trong y học hiện đại. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác liên quan hoặc có nhu cầu xét nghiệm Ferritin vui lòng truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai