googleb578e89369db4e48.html

8 cách tăng đề kháng cho trẻ

15:48 - 16/11/2022 Lượt xem: 706 Tác giả: Thanh Nga

Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc các bệnh thường gặp như sốt, cảm cúm, bệnh về hô hấp...Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu các phương pháp tăng đề kháng cho bé nhằm chống lại bệnh tật, giúp bé khỏe mạnh, vui chơi, học hành thoải mái. Dưới đây là 8 cách tăng đề kháng cho trẻ bạn nên biết.

1. Dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho bé và bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ, cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn; tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt sẽ không tốt với sức khỏe của bé. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chú trọng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và hợp lý nhằm tăng sức đề kháng cho bé mau khỏi bệnh; không nên kiêng khem quá mức khiến bé rơi vào tình trạng mất sức, cơ thể càng yếu hơn và khó có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Ngủ đủ giấc

trẻ ngủ giúp tăng đề kháng

- Vai trò của giấc ngủ

  • Sản sinh miễn dịch
  • Tăng trưởng chiều cao, đặc biệt 0-3h sáng tiết GH để tăng trưởng

- Chất lượng giấc ngủ

  • Ngủ đủ giấc
  • Ngủ sâu giấc

- Để có giấc ngủ tốt

  • Yên tĩnh

3. Vận động-hoạt động ngoài trời

- Vai trò của vận động:

  • Giúp phát triển cơ xương
  • Tăng nhu động ruột giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón
  • Sản sinh GH, kháng thể
  • Hoạt động ngoài trời giúp hấp thu D3

Tránh bế bé quá nhiều

Thường xuyên cho trẻ ra ngoài trời chơi

4. Tiêm phòng đầy đủ

Ngay từ khi mẹ đang mang thai và lúc bé chào đời, cả mẹ và bé đều cần được cần tiêm phòng đầy đủ để phòng chống một số bệnh như viêm gan siêu vi, viêm não, bạch hầu, uốn ván, ho gà, thủy đậu, sởi... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên tùy ý hay lạm dụng thuốc kháng sinh cho con mà chưa có sự chỉ định của các bác sĩ. Vì dùng kháng sinh bừa bãi, không đúng liều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Khi đó, cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

8 cách tăng đề kháng cho trẻ

5. Vệ sinh sạch sẽ

  • Tránh các bệnh ngoài da
  • Bệnh kí sinh trùng
  • Giúp trẻ ngủ ngon hơn
  • Không kiêng tắm nhiều
  • Thay bỉm thường xuyên

6. Tẩy giun định kì

- Mắc giun gây:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Còi coc, chậm lớn, đề kháng kém
  • Dị ứng, mề đay
  • Ngủ không ngon giấc, ngứa hậu môn
  • Tắc ruột

- Trong độ tuổi nhà trẻ: Tẩy giun ít nhất 2 lần/năm

7.Bổ sung multivitamin và khoáng chất

- Vai trò của multivitamin và khoáng chất

  • Tham gia chuyển hóa tạo năng lượng
  • Tham gia quá trình miễn dịch
  • Là thành phần của nhiều hormone quan trọng

- Làm thế nào để cơ thể không thiếu multivitamin và khoáng chất

  • Dinh dưỡng hợp lí, đa dạng
  • Nếu trẻ đề kháng yếu có thể bổ sung multivitamin sau mỗi đợt ốm và tiêu chảy

8. Vai trò của hệ lợi khuẩn

- Trên đường tiêu hoá: khoảng 80% kháng thể được sinh ra tại ruột dưới tác động của các chủng lợi khuẩn. Tại đây vi sinh vật cũng tham gia tổng hợp vitamin K2 và B1. Vitamin K2 tham gia cùng Ca và D3 khoáng hoá xương. Hệ vi khuẩn chí còn có nghiên cứu giảm cholesterol và mỡ máu, điều hoà nhu động ruột.

- Trên đường âm đạo: tế bào niêm mạc âm đạo chứa glycogen dưới tác động của estrogen, chủng lactobacillus sẽ tiêu thụ glycogen tạo thành acid lactic duy trì pH âm đạo khoảng 3.3-4.4 tạo môi trường ức chế tác nhân có hại xâm nhập.

- Trên đường tiết niệu/da/ niêm mạc: hệ vi khuẩn chí cạnh tranh môi trường sống, sản sinh O3 ( ozon) ức chế tác nhân có hại phát triển.

Dùng men vi sinh khi nào?

  • Sức đề kháng kém
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương
  • Khóc dạ đề
  • Rối loạn tiêu hoá bao gồm cả tiêu chảy và táo bón
  • Kết hợp điều trị giảm tái phát: viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu.
  • Nhiễm virus: đa số các virus cấp tính đều tấn công hệ niêm mạc bao gồm: niêm mạc hô hấp, tiêu hoá, mắt, âm đạo. Việc dùng men sớm giúp giảm các triệu chứng như : đau bụng, tiêu chảy, viêm âm đạo …

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Chỉ số Apgar và vai trò trong hồi sức sơ sinh
Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng