Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng

15:05 - 08/06/2023 Lượt xem: 345 Tác giả: Thanh Nga

Bệnh viêm miệng là một bệnh hay gặp ở trẻ em. Nhất là trẻ em dưới 4 tháng tuổi do miệng trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, niêm mạc miệng mềm và nhất là tuyến nước bọt kém phát triển và ít hoạt động. Vì vậy, miệng trẻ luôn bị khô không được bảo vệ sẽ bị tác nhân gây bệnh tấn công. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ còn kém. Nếu không được nuôi dưỡng và chăm sóc vệ sinh miệng tốt viêm miệng sẽ xảy ra. Bệnh này có thể phòng được.

1. Nguyên nhân, điều kiện thuận lợi

Nguyên nhân

  • Do vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu…
  • Do virut: herpes…
  • Do nấm Candida Albicans ( còn gọi là tưa miệng hay viêm miệng do nấm)

Điều kiện thuận lợi

Vi khuẩn, virut hoặc nấm thường sống sẵn trong miệng trẻ. Nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Nguy cơ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn.

  • Tuổi: Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển. Trẻ dưới 4 tháng tuyến nước bọt chưa phát triển và kém hoạt động.
  • Cơ địa: Viêm miệng hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, bị tiêu chảy kéo dài, sau khi mắc sởi hoặc dùng kháng sinh kéo dài, dùng Corticoid kéo dài…
  • Vệ sinh: Chế độ vệ sinh răng miệng kém.

2. Triệu chứng lâm sàng

Viêm miệng do vi khuẩn

  • Nốt viêm xuất hiện ở má trong, ở lợi, ở lưỡi, ở môi hoặc ở mép trẻ. Nốt viêm có thể hình tròn hoặc hình bầu dục rời rạc nhau. Đầu tiên màu đỏ sau phủ một lớp màu trắng, dai dính, đôi khi xuất hiện mủ ở nốt viêm.
  • Trẻ đau miệng, khó bú chảy nhiều dãi, biếng ăn, ăn kém hoặc bỏ bú, do đói và đau trẻ quấy khóc liên tục
  • Trẻ có thể sốt hoặc không, đôi khi xuất hiện hạch phản ứng ở cổ.

Viêm miệng do virut(Herpes)

Hay gặp ở trẻ từ 2 tuổi trở lên

  • Nốt viêm thường xuất hiện ở môi, mép trẻ, đôi khi xuất hiện ở lưỡi. Đầu tiên mụn đỏ sau đó xuất hiện mụn nước mọc thành chùm, thành cụm có viền đỏ xung quanh nước trong. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì nước đục mủ ( thường gọi là chốc mép)
  • Trẻ có thể sốt hoặc không
  • Kém ăn, bú kém do đau.

Tưa miệng (viêm miệng do nấm)

Thường xuất hiện ở má trong, môi, lưỡi… có những chấm trắng hợp thành từng đám, từng mảng. Đám hoặc mảng trắng này dai, dính khó bóc. Nếu cố gắng bóc đi sẽ để lại niêm mạc phía dưới đỏ, chảy máu (cần phân biệt với cặn sữa)

  • Trẻ đau, sốt, bú kém hoặc bỏ bú, biếng ăn…
  • Nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời nấm sẽ lan vào họng xuống dạ dày gây tiêu chảy do nấm hoặc lan sang khí, phế quản phổi gây viêm phổi do nấm

3. Chăm sóc miệng trẻ bị viêm

viêm miệng ở trẻ

Nếu viêm do vi khuẩn, virut, do nấm

  • Rửa tay sạch
  • Nhẹ nhàng dùng gạc sạch nhúng vào nước muối sinh lý sau đó quấn vào ngón tay lau miệng cho trẻ
  • Thấm khô
  • Chấm vào những nốt viêm dung dịch sát khuẩn xanh Metylen hoặc các thuốc mỡ bôi tại chỗ như Daktarin, Zytee… ngày 1 đến 2 lần, nếu là bị viêm miệng do vi khuẩn hoặc virut. Nếu là viêm do nấm thì dùng một trong các dung dịch sau để đánh tưa(lấy tăm bông nhúng vào dung dịch sau đó chà sát mạnh vào vùng tưa trong miệng trẻ). Đánh tưa mỗi ngày từ 1-2 lần.
  • Dung dịch làm thay đổi môi trườn trong miệng: Nấm candida albicans thường phát triển trong môi trường axit thường dùng các dung dịch kiềm làm thay đổi môi trường, nấm sẽ ngừng phát triển. Các dung dịch đó là:
    • Mật ong
    • Nước rau ngót sống (một nắm rau ngót rửa sạch để ráo nước rồi cho vào cối giã nhỏ vắt lấy nước để đánh tưa)
    • Dung dịch Natribicacbonat 1,4%
    • Dung dịch nước vôi nhì
  • Dung dịch kháng sinh diệt nấm:  Dùng viên thuốc Nistatin 500.000đv, cho vào lọ nhỏ, cho thêm 2ml nước sạch rồi hoà tan say đó lấy tăm bông nhúng vào dung dịch đó để chà sát nhiều lần vào vùn có tưa trong miệng của trẻ.
  • Rửa lại tay.

4. Phòng bệnh

  • Chế độ ăn của trẻ phải đầy đủ dinh dưỡng, đủ vitamin…
    • Trẻ đang bú mẹ: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho trẻ bú sớm để tận dụng sữa non tăng lượng kháng thể từ sữa mẹ sang trẻ.
    • Trẻ đã ăn bổ sung: Phải ăn
    • đầy đủ dinh dưỡng, quả chín, rau xanh, để cung cấp đầy đủ vitamin và sau khi ăn phải cho trẻ uống nước tráng miệng.
  • Tất cả mọi trẻ em và mọi lứa tuổi đều phải vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Trẻ nhỏ chưa đánh răng: Dùng gạc sạch nhúng nước muối sinh lý quấn vào ngón tay lau miện 2 lần/ngày sáng và tối, súc miếng sau khi ăn.
  • Trẻ lớn phải đánh tăng 2 lần trong ngày sáng và tối kết hợp súc miệng sau khi ăn
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh tiêu chảy, suy dinh dưỡng, còi xương, không dùng kháng sinh kéo dài. Tiêm phòng sởi đúng lịch.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất, phù hợp với lứa tuổi là biện pháp tốt nhất để phòng chống viêm miệng cho trẻ em.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh