googleb578e89369db4e48.html

Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén

11:47 - 20/08/2023 Lượt xem: 344

Người phụ nữ mắc bệnh tim khi chửa đẻ có nhiều biến chứng và dễ gây tử vong. Tỉ lệ mắc bệnh tim và thai nghén khoảng 2,4% và tỷ lệ tử vong ngày càng giảm xuống do phát hiện và điều trị ngày càng tốt hơn. Vậy ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim

Khi có thai, nhu cầu nuôi dưỡng thai và oxy tăng lên. Vì vậy có các biến đổi sau:

Ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn tim – mạch:

  • Lưu lượng tim tăng: bình thường lưu lượng tim từ 3-5l/phút và tăng dần lên, đạt tối đa vào tháng thứ 7( tuần thứ 28). Tỷ lệ tăng lên có thể từ 40-50% sau đó giảm dần vào các tháng cuối và trở lại bình thường sau đẻ. Lưu lượng tim tăng phần nhiều là do nhịp tim tăng và khả năng co bóp của tim tăng mà biểu hiện là chỉ số tim tăng (bình thường là 2,3l/phút/m2).
  • Tốc độ tuần hoàn tăng: bình thường 7 giây đối với tiểu tuần hoàn và 14 giây đối với đại tuần hoàn, tăng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 rồi giảm dần vào những tuần cuối. Tốc độ tuần hoàn tăng nhưng áp lực ngoại biên hạ nên huyết áp động mạch không tăng.
  • Thay đổi lượng máu: tăng nhanh vào tháng 4,5,6 và tăng song song với cung lượng tim. Lượng máu tăng trung bình là 34%. Chủ yếu là tăng huyết tương vì vậy hematocrit hạ(còn 25-30%).
  • Tư thế của tim thay đổi: nằm bè ra do tử cung chèn vào. Tất cả thay đổi trên đều có thể gây phù phổi cấp, suy tim…

ảnh hưởng của bệnh tim lên thai

Khi chuyển dạ:

Ảnh hưởng thai nghén lên hệ tim mạch vẫn còn tồn tại nhưng xuất hiện thêm:

  • Tăng nhu cầu oxy
  • Tăng huyết áp trong chuyển dạ lên 10-20mmhg rồi hạ xuống sau đẻ.
  • Tăng áp lực trong các buồng tim phải – nhất là nhĩ phải(trên 20cm H20).
  • Tăng tần số co bóp, nhịp tim nhanh này sẽ hết sau đẻ. Hậu quả là dễ suy tim, phù phổi cấp, loạn nhịp…

Thời kỳ sổ rau:

Do không còn tuần hoàn tử cung – rau một cách đột ngột do đó giảm áp lực trong ổ bụng và kết hợp với mất máu. Vì vậy:

  • Huyết áp hạ thấp sau đó trở lại bình thường.
  • Tim mạch nhanh chóng thích nghi với điều kiện huyết động mới.
  • Máu dồn về tim nhiều hơn do co hồi dạ con, lượng máu ở chân dồn về tim nhiều hơn nên dễ suy tim.
  • Hiện tượng cầm máu sinh lý ở bánh rau sẽ thúc đẩy cơ chế tăng đông và hình thành huyết khối sau đẻ ở vùng rau bám.

Hậu quả của những thay đổi trên làm cho nguy cơ suy tim tăng lên do lượng máu dồn về tim đột ngột và tư thế tim trở về vị trí như trước lúc chưa có thai, đồng thời nguy cơ huyết khối và nguy cơ tắc mạch, viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn (osler) cũng tăng lên.

Thời kỳ sổ rau nguy hiểm nhất cho sản phụ bị bệnh tim ở những người bình thường thì đáp ứng tốt với các thay đổi trên. Nhưng ở những người bị bệnh tim, sự thích ứng khó khăn hơn tất cả các giai đoạn, vì vậy nguy hiểm cho tính mạng hơn. Có những thay đổi trên là do:

Máu động mạch chuyển thẳng sang tĩnh mạch nên:

  • Cung lượng tim tăng.
  • Lượng huyết tương tăng.
  • Tăng gánh nặng hơn cho tim phải.

Do thai lớn lên, đè vào cơ hoành, các mạch máu bị chèn ép làm tâm thất phải bị ép vào cơ hoành loàn cho tim hoạt động khó.

Do sự thay đổi nội tiết: estrogen, progesteron đặc biệt là aldosteron tăng gây giữ nước và muối, tăng chướng ngại cho tim. Tăng hormon tuyến giáp(38%) trường hợp. Có thể gây mạch nhanh, lưu lượng tim tăng.

Như vậy, có 3 giai đoạn ảnh hưởng xấu đến tim do thai nghén là:

Từ tháng thứ 7 đến khi đẻ, dễ suy tim do phải làm việc nhiều và gặp nhiều trở ngại.

Lúc đẻ: có thể có tai biến phù phổi cấp do tăng huyết áp và do thai phụ rặn.

Lúc sổ rau: là sợ nhất do huyết áp tụt quá nhanh, tim kém thích nghi.

2. Ảnh hưởng của bệnh tim lên thai nghén

ảnh hưởng của bệnh tim lên thai

Hậu quả của thiếu oxy và dinh dưỡng nên thai có thể bị:

  • Sẩy thai.
  • Thai lưu
  • Kém phát triển trong tử cung
  • Suy thai mãn tính và dẫn đến suy thai cấp trong chuyển dạ
  • Có thể có dị tật

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết