ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM SAU SINH

09:53 - 13/03/2021 Lượt xem: 408

Trầm cảm sau sinh là vấn đề không thể xem nhẹ trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Giáo dục kiến thức, tư vấn, giải thích cho bà mẹ mang thai và sau sinh những vấn đề cơ bản về trẻ sơ sinh, cách chăm sóc là bước dự phòng hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ chính là:

  • Do những thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự giảm đột ngột estrogen và progestrogen, ngoài ra, hormones tuyến giáp cũng giảm nhanh chóng nên gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm;
  • Do có sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và sự chuyển hóa trong cơ thể;
  • Do mâu thuẫn gia đình, các vấn đề tài chính hoặc không có sự giúp đỡ của người thân;
  • Do gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc em bé, từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và không kiểm soát được cuộc sống bản thân.
  • Do di truyền.

2. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh

Tự tử trong giai đoạn hậu sản:

Theo thống kê những nguyên nhân tử vong mẹ sau sinh thì tự tử là nguyên nhân hàng đầu; đặc biệt cao ở nhóm bệnh nhân rối loạn tâm thần và có dùng chất gây nghiện. Do đó đánh giá nguy cơ tự tử sau sinh cần tìm hiểu rõ về tiền sử sử dụng chất gây nghiện; từng tự tử, tình trạng rối loạn tâm thần hiện tại hoặc trước đây; những sang chấn trước đây hoặc có dấu hiệu bạo lực gia đình.

Rối loạn tâm thần sau sinh:

Tần suất của rối loạn tâm thần sau sinh khoảng 1/500 phụ nữ, khởi phát khoảng 2-4 tuần sau sinh. Rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm suy nghĩ lẫn lộn; cảm súc dao động thất thường, ảo giác, hoang tưởng … Rối loạn tâm thần sau sinh được xem là tình trạng cấp cứu và cần theo dõi điều trị nội trú. Hầu hết những trường hợp rối loạn tâm thần sau sinh đều liên quan đến rối loạn lưỡng cực, không phải tâm thần phân liệt.
Ảnh hưởng và điều trị trầm cảm sau sinh

Sát hại con mình:

Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của trầm cảm sau sinh nặng, có thể có rối loạn tâm thần đi kèm. Những bà mẹ sinh con ngoài ý muốn; có sử dụng chất gây nghiện hoặc thù hận với bố đứa trẻ thường có hành vi này. Đặc biệt, 16-29 % bà mẹ giết con mình sau đó cũng tự tử theo. Bà mẹ có thể sát hại con mình chỉ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sau đó đến khi đứa trẻ 1 tuổi. Cần lưu ý đặc biệt những bệnh nhân từng có suy nghĩ gây tổn hại đứa trẻ – dù chỉ thoáng qua.

3. Điều trị trầm cảm sau sinh

Bác sĩ sản khoa có thể là nhân tố quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán; do đó điều trị bước đầu giai đoạn sớm cực kì hữu ích.
      • Tăng mối liên hệ tình cảm giữa mẹ và con:

Quan sát cách bà mẹ cho bú, chăm sóc trẻ, hỗ trợ – hướng dẫn kĩ năng cơ bản trong chăm sóc trẻ.
      • Thuốc điều trị chống trầm cảm:

Những nghiên cứu đủ mạnh đều cho thấy hiệu quả của fluoxetine và paroxetine trong điều trị trầm cảm mức độ trung bình và nặng so với giả dược, kết hợp các liệu pháp tâm thần như điều chỉnh nhận thức; hành vi đều cải thiện trầm cảm một cách hiệu quả.
      • Các phương pháp điều trị phối hợp:

Massage, tập thể dục, điều trị mất ngủ. Một số nghiên cứu kết luận vai trò của estrogen trong điều trị trầm cảm nhưng đến nay vẫn chưa có khuyến cáo sử dụng. Việc bổ sung Omega 3 hoàn toàn không cải thiện triệu chứng so với dung giả dược nên không khuyến cáo chỉ định.
      • Đối với những bà mẹ điều trị trầm cảm khi cho con bú:

Cần cân nhắc việc thuốc qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng lên trẻ. Nồng độ thuốc trong sữa, trong huyết thanh của trẻ có thể không tương đồng với mức độ ảnh hưởng. Vì vậy, nếu bắt đầu chỉ định thuốc chống trầm cảm cần sử dụng liều thấp, điều chỉnh liều cần phải đánh giá những tác động có thể có lên trẻ bú mẹ như trẻ tăng cân chậm, cáu gắt, dễ kích thích … Có thể chọn cách cho trẻ bú cách xa giờ đạt lưu lượng đỉnh của thuốc; giảm liều, đổi thuốc hoặc cho bú sữa công thức. Sertraline được xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị trầm cảm ở những bà mẹ cho con bú do ít tác động lên trẻ. Lựa chọn thứ hai là Paroxetine hoặc nortriptyline trong trường hợp không dung nạp hay không đáp ứng với sertraline.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 
 

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?