TIN VUI: Bạn vẫn còn cơ hội tiêm phòng HPV

15:02 - 14/08/2024 Lượt xem: 106 Tác giả: Thanh Nga

Ngày 09/05/2024 vừa qua, Bộ Y tế chính thức phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm chủng vaccine HPV.

Đối tượng mở rộng tiêm chủng

Theo đó, từ ngày 10/05, thay vì giới hạn độ tuổi 9-26 như trước, Bộ Y tế cho phép người từ 27 - 45 tuổi có thể tiêm vaccine Gardasil 9, không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa.

Trước đó, vaccine phòng HPV-Gardasil 9 đã được FDA phê chuẩn, CDC Hoa Kì đã ban hành hướng dẫn tiêm chủng cho đối tượng từ 9-45 tuổi. Tại Việt Nam, trước đây vắc xin HPV được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 26 tuổi, người từ 27 đến 45 tuổi có nhu cầu tiêm vắc xin phải có sự tư vấn và chỉ định y khoa. Lúc này cũng đã có những tranh luận xung quanh việc chỉ định tiêm vaccine HPV 9 chủng cho đối tượng từ 27-45 tuổi có phù hợp hay không. Và mới đây nhất, dựa theo những dữ liệu khoa học được công bố, tham khảo từ hướng dẫn tiêm chủng của các nước hàng đầu thế giới, cũng như những bằng chứng về hiệu quả và sự phù hợp đối với người đến 45 tuổi tại Việt Nam, Bộ Y tế đã phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm chủng vaccine HPV cho nam, nữ đến 45 tuổi.

Sự cần thiết của việc mở rộng đối tượng tiêm chủng

Hiện nay, nước ta đang lưu hành 2 loại vaccine phòng HPV: Gardasil 4 chủng và Gardasil 9 chủng. Với Gardasil 9, việc tiêm phòng sớm trong độ tuổi từ 9 - 14 thì lịch tiêm chỉ cần 2 mũi, còn từ 15-45 tuổi sẽ gồm 3 mũi. Nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng sớm cho trẻ từ 9-14 sẽ cho hiệu quả tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn. Với người từ 15 đến 45 tuổi, vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ phòng các chủng HPV nguy cơ cao và chặn nguy cơ tái nhiễm hoặc nhiễm chủng mới. Đặc biệt, ở nam giới, vaccine còn hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả và lây cho bạn tình do hiện chưa có biện pháp sàng lọc ung thư và HPV cho đối tượng này.

hpv

 

Vaccine Gardasil 9 được hãng dược hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme ( MSD - Mỹ) nghiên cứu và phát triển, với hiệu quả phòng bệnh lên đến hơn 90%. Vaccine Gardasil 9 có hiệu quả phòng ngừa các chủng virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn; ung thư hầu họng và các bệnh ung thư vùng đầu, cổ và mụn cóc sinh dục cho cả nam và nữ.

Theo CDC Hoa Kỳ và WHO, tỷ lệ nhiễm HPV ở nam giới là 91% trong khi ở nữ là 85%. Do đó, không chỉ nữ giới mà nam giới cũng cần tiêm vaccine phòng các căn bệnh ung thư gây ra do virus HPV, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh hoạt, quan hệ tình dục.

Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ HPV có thể lây truyền qua các con đường khác như: từ mẹ sang con trong chuyển dạ, ghép tạng, truyền máu, qua các vết thương tại da, niêm mạc từ các dụng cụ nhiễm HPV,… Do đó, việc mở rộng độ tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng tiếp cận vaccine, từ đó tăng độ bao phủ, tạo miễn dịch cộng đồng, hạn chế nguy cơ và mức độ nguy hiểm từ các bệnh gây ra do HPV.

Phác đồ tiêm phòng HPV

Dưới đây là phác đồ tiêm chủng HPV theo khuyến cáo

Đối với vaccine Gardasil 4: hoàn thành 3 mũi vaccine với tất cả các đối tượng.

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Mũi 3: cách mũi đầu 6 tháng.

Đối với vaccine Gardasil 9

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi:

  • Phác đồ 2 mũi:
  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi:

  • Phác đồ 3 mũi:
  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 tối thiểu 4 tháng.
  • Phác đồ tiêm nhanh:
  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

 

Đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục, cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc HPV tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm phòng. Tại 43 Nguyễn Khang có thực hiện các xét nghiệm HPV, ThinPrep Pap, … Khách hàng có thể tới đăng kí xét nghiệm để nhận kết quả và tư vấn từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn hoặc truy cập TẠI ĐÂY.

 

 

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Bệnh đái tháo đường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?