Bạn đã biết gì về ung thư cổ tử cung?

04:55 - 04/11/2020 Lượt xem: 258

Ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do papillomavirus ở người (HPV) gây ra lây lan qua đường tình dục. Nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu và triệu chứng có thể đề […]

Ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do papillomavirus ở người (HPV) gây ra lây lan qua đường tình dục. Nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu và triệu chứng có thể đề phòng, đặc biệt là nếu bạn đã biết rằng mình bị nhiễm vi-rút. 

1. Tổng quan về ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là khe hẹp nối âm đạo và tử cung và có thể nhìn thấy được trong quá trình khám âm đạo. Cổ tử cung được tạo thành từ hàng triệu tế bào nhỏ. Cổ tử cung khỏe mạnh thường có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Ống cổ tử cung được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ.

Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này được gọi là khu chuyển đổi. Đây là nơi các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ phát triển nhất. Nhiễm trùng cổ tử cung với vi rút u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, chúng dần dần có thể trở thành ung thư.

Hầu hết các trường hợp ung thư CTC (80 – 90%) là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Độ tuổi thường gặp từ 15 – 44 tuổi và có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trung niên.

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung thì hầu như không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư, việc cần thiết là tầm soát, sàng lọc bệnh định kỳ bằng các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

3. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung

– Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV): lây truyền do quan hệ tình dục bằng đường miệng (oral sex), âm đạo hoặc hậu môn. Đặc biệt với những phụ nữ quan hệ với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, quan hệ thô bạo, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

– Virus HPV: là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99.7%), lây truyền qua đường tình dục. Có 14 loại vi rút HPV có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này (chủng virus HPV 16,18…)

– Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư

Những yếu tố gây bệnh 

Những người trên 35 tuổi nguy cơ mắc bệnh tăng dần.

Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư CTC.

Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.

Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi; sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ….

4. Những dấu hiệu cho thấy ngừi bệnh đã mắc ung thư 

– Chảy máu âm đạo.

– Thường xuyên cảm thấy đau lưng, mệt mỏi.

– Đi tiểu liên tục, khi tiểu tiện thấy đau hoặc khó khăn, tiểu dắt và nước tiểu đục.

– Táo bón mãn tính, luôn cảm thấy muốn đi đại tiện mặc dù ruột trống rỗng, không có gì bên trong.

– Luôn cảm thấy đau trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo.

– Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.

– Đau tức vùng xương chậu, bụng dưới.

– Chu kì kinh nguyệt dài, không đều và ra rất nhiều kinh.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Vì sức khỏe sinh sản của bạn hãy đến với phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn khang để được khám và tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Để đặt lịch khám, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo:  0342. 318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp