Băng kinh-những điều cần biết

15:26 - 18/02/2022 Lượt xem: 1770 Tác giả: Thanh Nga

Băng kinh là tình trạng lượng máu kinh ra quá nhiều, từ 200ml máu kinh trở lên cho một chu kỳ kinh trong khi đó chu kỳ kinh vẫn bình thường. Lượng máu kinh trong một ngày ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người phụ nữ. Trên thực tế khó xác định được cụ thể lượng máu kinh mà dựa vào số lượt thay băng vệ sinh trong một ngày.

Có trường hợp máu ra nhiều quá gây thiếu máu cấp tính làm cho người phụ nữ ngất xỉu. Khi đó cần phải đưa đi khám và điều trị tại các chuyên khoa phụ nữ.

1. Nguyên nhân

Trong một số trường hợp, người ta chưa tìm được nguyên nhân của bệnh. Những nguyên nhân thông thường có thể gặp đó là:

Rối loạn kích thích tố: Do mất sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone làm cho màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều. Thường gặp ở tuổi dậy thì, có kinh lần đầu tiên và những phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh. Một vài bệnh như bệnh suy tuyến giáp trạng. Dùng hormone bừa bãi.

  • U xơ tử cung
  • Vòng kinh không phóng noãn
  • Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai
  • Ung thư niêm mạc tử cung
  • Trên người bệnh dùng một số loại thuốc chống đông máu. Có những bệnh lý toàn thân gây rối loạn đông máu như viêm gan, suy gan…

2. Triệu chứng của băng kinh

Kinh nguyệt ra nhiều: Số lượng máu kinh trong một chu kỳ lớn hơn hoặc bằng 200 ml. Có thể số ngày kéo dài. Thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày và thay cả trong đêm. Ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

Tính chất máu kinh: Gồm những cục máu đông lớn lẫn máu không đông.

Có thể kèm theo đau bụng dưới liên tục

Gây thiếu máu: Hay mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, da xanh xao…

băng kinh gây mệt mỏi do thiếu máu

3. Biến chứng của băng kinh

  • Thiếu máu, suy nhược cơ thể
  • Đau bụng dữ dội khi có kinh
  • Hiếm máu
  • Hội chứng nhiễm trùng cấp tính

4. Điều trị

Điều trị theo nguyên nhân

  • Chống thiếu máu: Nâng cao thể trạng, uống viên sắt, truyền máu nếu cần.
  • Thuốc tăng co tử cung: Oxytocin, Ergotamin.
  • Tác động lên khả năng đông máu: Transamin, Vitamin K…

Điều trị nội tiết:

  • Progesterone 10 – 15 mg/ngày x 5-7 ngày trước khi hành kinh.
  • Testoteron 25mg/ngày x 6-8 ngày (không quá 250 mg) trong trường hợp băng kinh ở tuổi mãn kinh.
  • Nạo niêm mạc tử cung: Vừa có tác dụng điều trị và có giá trị chẩn đoán.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)