Bệnh hẹp eo động mạch chủ: dị tật bẩm sinh thường gặp

01:19 - 17/09/2020 Lượt xem: 491

Bệnh hẹp eo động mạch chủ là dị tật tim bẩm sinh đứng hàng thứ 3 sau thông liên thất và còn ống động mạch. Tổn thương bẩm sinh trong đó lòng động mạch chủ bị hẹp tại eo, nơi gián tiếp giữa động mạch chủ ngang và động mạch chủ xuống, ngang động mạch […]

Bệnh hẹp eo động mạch chủ là dị tật tim bẩm sinh đứng hàng thứ 3 sau thông liên thất và còn ống động mạch. Tổn thương bẩm sinh trong đó lòng động mạch chủ bị hẹp tại eo, nơi gián tiếp giữa động mạch chủ ngang và động mạch chủ xuống, ngang động mạch dưới đòn trái và trước mặt ống động mạch.

1. Sinh lí bệnh hẹp eo động mạch chủ

Hẹp eo động mạch chủ thường tại vị trí đầu gần của động mạch chủ ngực ngay sau xuất phát động mạch dưới đòn trái và trước khi đổ vào của ống động mạch. Hẹp eo động mạch chủ hiếm khi liên quan đến động mạch chủ bụng. Do đó, trong bào thai và trước khi ống động mạch đóng lại, phần lớn lượng máu đi qua eo động mạch nhờ con đường qua ống động mạch. Hẹp eo có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác (ví dụ, van động mạch chủ hai lá, thông liên thất, hẹp động mạch chủ, còn ống động mạch, bất thường van hai lá, phình mạch não).

Hậu quả của bệnh bao gồm 2 hiện tượng:

      • Quá tải áp lức trong động mạch phía trước chỗ hẹp.
      • Giảm tưới máu sau chỗ hẹp

hẹp eo động mạch chủ

Quá tải áp lực gây ra sự phì đại thất trái và tăng huyết áp ở phần trên của cơ thể, bao gồm cả não.

Giảm tưới máu ảnh hưởng đến các cơ quan ổ bụng và các chi dưới. Rối loạn tưới máu của ruột làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do các vi khuẩn đường ruột.

Cuối cùng, chênh lệch áp lực làm tăng tuần hoàn máu qua các đường bên để đến vùng bụng và các chi dưới như thông qua động mạch liên sườn, động mạch vú trong, nhanh động mạch vai và các động mạch khác.

Hẹp eo không được điều trị có thể dẫn đến phì đại thất trái, suy tim; tạo thành các mạch máu bàng hệ, viêm nội tâm mạc vi khuẩn, xuất huyết trong não; bệnh tim mạch do tăng huyết áp trong suốt quá trình trưởng thành. Bệnh nhân bị hẹp eo không được điều trị có nguy cơ nứt vỡ động mạch chủ sau này hoặc trong thời kỳ mang thai. Nứt hay vỡ động mạch chủ thường gặp nhất ở động mạch chủ lên. Dữ liệu gần đây cho thấy nguy cơ này ít có khả năng là hậu quả trực tiếp của hẹp eo và có nhiều khả năng liên quan đến van động mạch chủ hai lá và bệnh lý cơ liên quan.

2. Triệu chứng

Hẹp eo động mạch chủ dẫn tới tăng huyết áp đặc trưng bởi sự chênh lệch huyết áp ở chi trên và chi dưới (bình thường huyết áp ở chi dưới cao hơn chi trên, trong trường hợp này thì ngược lại). Theo thời gian, thất trái phì đại để thích nghi với sự tăng hậu gánh; dần dần sẽ dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.

Ở người trường thành, hẹp eo động mạch chủ thường được phát hiện qua các triệu chứng:

      • Huyết áp tăng rất cao kèm chênh lệch huyết áp chi trên và chi dưới. Tăng huyết áp thường xuất hiện sau 15 ngày tuổi. Khi sau tuổi 15 huyết áp thường trở nên cố định không giảm xuống được dù đã giải quyết nguyên nhân.
      • Mạch bẹn bắt yếu, có thể không bắt được ở trường hợp nặng
      • Tiếng thổi tâm thu ở vùng dưới đòn trái, có thể lan sau lưng tới vị trí cạnh cột sống

3. Đối tượng nguy cơ bệnh

Gia đình có người thân mắc các bệnh tắc nghẽn đường ra thất trái bẩm sinh (bao gồm cả hẹp eo động mạch chủ) làm tăng nguy cơ mắc bệnh

      • Hội chứng Turner

4. Phòng ngừa bệnh hẹp eo động mạch chủ

      • Đảm bảo thai kì khỏe mạnh để giảm thiểu các bất thường về nhiễm sắc thể
      • Không sinh con muộn sau tuổi 35

Phòng khám 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm siêu âm chẩn đoán hình ảnh dị tật thai nhi rất sớm. Để đặt  lịch siêu âm, khám thai bạn có thể liên hệ qua Zalo: 0342.318.318 hoặc qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN .

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai