Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai

16:00 - 05/04/2024 Lượt xem: 69 Tác giả: Thanh Nga

Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là hoạt chất chính chứa trong rất nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt, cảm cúm,... Những loại thuốc này được sử dụng phổ biến mà không cần chỉ định kê đơn từ bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có biết đến tình trạng ngộ độc Paracetamol? Hãy cùng tìm hiểu về cơ chế ngộ độc, hướng xử trí và những lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai trong bài viết dưới đây nhé!

Liều dùng paracetamol

Paracetamol là một trong những loại thuốc không kê đơn được biết đến và sử dụng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt. Không giống như những loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau NSAIDs, paracetamol không có hoạt tính kháng viêm và không gây ra những tổn thương trên đường tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến tim.


Hàm lượng thông thường sử dụng là paracetamol 500mg.

  • Liều dùng thông thường:

      + Người lớn: 0.5 – 1 g/lần, cách mỗi 4-6 h. Liều tối đa là 4g/ngày.
      + Trẻ em: 10mg/kg/lần, cách mỗi 4-6h.

  • Ngộ độc xảy ra khi uống một liều > 140mg/kg hoặc uống 10g ( người lớn) trong 24h. Người nghiện rượu, xơ gan, suy dinh dưỡng, đang dùng thuốc độc với gan thì liều gây độc thấp hơn.
    Uống > 350mg/kg sẽ gây tổn thương gan trầm trọng.

Cơ chế ngộ độc Paracetamol

- Bình thường 90% Paracetamol chuyển hoá ở gan theo con đường sulfat hoá và glucuronide hoá, 5-10% còn lại chuyển hoá qua CYP 450 (CYP3A4 và CYP2E1) tạo NAPQI ( N-acetyl-p-benzoquinoneimine - chất cực độc cho gan và có tính oxi hoá cao).

- Ở liều thuốc thông thường, nhóm sulfhydryl trong glutathione của gan phản ứng với NAPQI sẽ nhanh chóng chuyển hoá NAPQI thành chất không độc và đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, khi dùng paracetamol ở liều thông thường, gan cũng sẽ mất đi một lượng glutathione. Khi quá liều, gan không đủ lượng glutathione dự trữ hoặc lượng glutathione dự trữ trong gan giảm xuống thấp, NAPQI tích lại sẽ gây tổn thương lớp màng lipid kép của tế bào gan, phân huỷ tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

paracetamol, ngộ độc paracetamol, mang thai

Triệu chứng ngộ độc Paracetamol

4 giai đoạn

  • Giai đoạn 1 (0,5 – 24h): thường không có triệu chứng

+ Buồn nôn, nôn
+ Vã mồ hôi, khó chịu
+ Có thể tăng AST, ALT
+ Khám lâm sàng: bình thường

  • Giai đoạn 2 (24-72h):

+ Chán ăn, buồn nôn, nôn

+ AST, ALT ↑ cao, ↑ bilirubin, thời gian PT kéo dài, CN thận ↓.

  • Giai đoạn 3 (72-96h)

+ Suy gan: vàng da, rối loạn đông máu, bệnh não gan, hôn mê gan, có thể tử vong.
+ Suy thận cấp: có thể phối hợp với suy gan
+ Suy đa tạng

  • Giai đoạn 4 (4-14 ngày):

+ Nếu BN sống thì chức năng gan phục hồi hoàn toàn không để lại xơ hóa.

Điều trị ngộ độc paracetamol

Hồi sức tích cực và điều trị triệu chứng

  • Hỗ trợ các chức năng sống.
  • Bù nước, điện giải.
  • Bệnh nhân ăn kém do nôn nhiều: chống nôn, truyền đường glucose 10-20% để nuôi dưỡng.
  • Viêm gan: điều trị hỗ trợ theo nguyên tắc chung.
  • Suy thận cấp: điều trị theo nguyên tắc chung


Loại bỏ chất độc

  • Gây nôn: nếu BN mới uống para trong vòng 1 giờ.
  • Rửa dạ dày: BN mới uống trong vòng 6 giờ.
  • Than hoạt: sau khi BN được gây nôn hoặc rửa dạ dày. Dùng 1 liều 1g/kg, kết hợp với Sorbitol liều tương đương.

 
Thuốc giải độc: N-acetylcystein (NAC)

Cơ chế:

- Kích thích tổng hợp Glutathione đã cạn kiệt

- NAC là tiền chất của Glutathione, có thể giúp bổ sung Glutathione

- Có thể trực tiếp phản ứng với NAPQI tạo thành chất không độc và đào thải ra ngoài cơ thể

Phụ nữ mang thai có thể dùng Paracetamol không?

Trong thai kì, chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ trải qua những khoảng thời gian cảm thấy đau đầu, mệt mỏi và băn khoăn liệu rằng có thể sử dụng thuốc giảm đau được không.

Thực tế, Paracetamol là thuốc không kê đơn và không nằm trong danh sách chống chỉ định cho thai phụ. Tuy nhiên, về liều lượng dùng, thời gian sử dụng thuốc như thế nào thì tốt nhất nên có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

paracetamol, ngộ độc paracetamol, mang thai

Mặc dù, phụ nữ mang thai sử dụng Paracetamol là có thể nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý rằng có một số loại thuốc biệt dược chứa cả Paracetamol và cafein hay codein – những thuốc này không được dùng cho phụ nữ mang thai. Sự có mặt của cafein có thể làm cho thai nhi có cân nặng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Ngoài ra, dung nạp hàm lượng cafein quá lớn, liên tục và trong suốt thời gian dài có thể gây sảy thai. Trong khi đó, thành phần Codein có liên quan tới một vài dị dạng sinh dục - niệu, thoát vị bẹn, hẹp môn vị, dị tật đường hô hấp,... có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Lưu ý khi dùng Paracetamol cho mẹ bầu

Tuy có thể dùng khi mang thai nhưng mẹ bầu vẫn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

- Trước khi dùng cần có sự tư vấn từ bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng chỉ dẫn.
- Chỉ dùng Paracetamol hàm lượng 500mg khi sốt trên 38.5 độ C và liều tiếp sau phải cách liều trước đó 4 – 6h, tuyệt đối không dùng trên 6 viên/ ngày.
- Không dùng Paracetamol liên tiếp 3 ngày nếu không không có chỉ định của bác sĩ

paracetamol, ngộ độc paracetamol, mang thai
- Nếu bị đau đầu trong giai đoạn mang thai, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc Paracetamol, mẹ bầu nên giảm đau bằng một số phương pháp đơn giản như:

+ Uống thêm nước lọc: giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể
+ Uống trà gừng: Gừng có tác dụng giảm đau, uống một cốc trà gừng và nghỉ ngơi bạn sẽ thấy cơn đau đầu thuyên giảm
+ Dùng khăn mát để đắp lên trán: Điều này vừa làm giảm cơn đau đầu lại có tác dụng làm giảm thân nhiệt khi bạn bị sốt.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.

 

 Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.
Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?
Mẹ đã biết khám thai quan trọng như thế nào chưa?