Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ – Mẹ bầu cần biết

04:11 - 13/05/2020 Lượt xem: 428

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hóc môn giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hooc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, […]

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hóc môn giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hooc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.

1. Những thay đổi chức năng tuyến giáp trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, tuyến giáp của người mẹ chịu tác động bởi ba yếu tố chính:

      • Gia tăng nồng độ TBG:

+ Estrogen tăng cao trong thai kỳ sẽ kích thích gan tăng tổng hợp TBG (thyroid binding globulin).

+ Nồng độ TBG đạt cao nhất, gấp 2.5 lần, vào tuần lễ thứ 21 thai kỳ.

+ Ở nguời bình thuờng TBG là chất chuyên chở hormone giáp chính yếu trong cơ thể; do đó nồng độ T3, T4 toàn phần cũng tăng theo.

bướu tuyến giáp nguyên nhân và ảnh hưởng

      • Sự gia tăng nồng độ HCG có tác dụng kích thích tuyến giáp:

+ HCG do nguyên bào nuôi tiết ra, tăng cao nhất vào tuần thứ 10 của thai kỳ với nồng độ 30-100 U/L;  sau đó giảm dần đến tuần thứ 20 với nồng độ 3-5 U/L và ổn định cho đến lúc sinh.

+ HCG bao gồm hai tiểu đơn vị alpha và beta;  trong đó tiểu đơn vị alpha có cấu trúc giống TSH, LH, FSH.

+ Hơn nữa HCG gắn cùng receptor với LH và có cấu trúc giống receptor của TSH 45%.

      • Thay đổi chuyển hóa Hormone giáp ở ngoại vi:

+ Trong thai kỳ, hormone giáp sẽ bị khử iod nhiều hơn bình thường do tác dụng của ba loại men deiodinase. Trong đó men deiodinase type I, II,III hiện diện trong nhau thai rất nhiều và xuất hiện nhiều nhất vào giữa thai kỳ (tuần thứ 20).

+ Ngoài ra, một lượng nhỏ T4 qua nhau thai cũng góp phần làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giáp cũng như chuyển hoá của hormone giáp.

2. Tác động của chức năng tuyến giáp đến mẹ và bé ?

Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ; đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hóc môn tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I ốt bà mẹ ăn vào. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữa mang thai nên bổ sung 200 mcg I ốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.

3. Một số bệnh lý tuyến giáp thường gặp trong thai kỳ

Cường giáp

      • Cường giáp (cường giáp trạng) là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá mức hormone tuyến giáp.
      • Basedow là nguyên nhân gây cường giáp thường gặp nhất (80-85%), tỷ lệ gặp 1/1500 phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, một vài trường hợp hCG tăng quá cao cũng gây triệu chứng cường giáp.
      • Biến chứng: Nếu cường giáp không được kiểm soát gây ra những biến chứng khôn lường; như đẻ non, tiền sản giật, suy tim ứ huyết, cơn bão giáp, nhẹ cân/thai chậm phát triển, suy thai, sẩy thai, thai lưu.

Suy giáp

      • Suy giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng. Suy giáp tiên phát ở người mẹ được định nghĩa khi nồng độ TSH tăng cao hơn giới hạn trên của bình thường so với giá trị quy chiếu riêng ở phụ nữ có thai.
      • Nguyên nhân gây suy giáp là do thiếu hụt iod; viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn: viêm tuyến giáp Hashimoto – nguyên nhân hay gặp nhất ở các nước phát triển; viêm tuyến giáp bán cấp; sau phẫu thuật; sau điều trị iod phóng xạ.
      • Biến chứng: +  Ảnh hưởng đến mẹ: Kém năng động, buồn ngủ cả ngày, thiếu máu, suy tim sung huyết, đau yếu cơ, tiền sản giật…

+ Ảnh hưởng đến thai gây tình trạng sảy thai, chết chu sinh, bị suy giáp giống mẹ, mắc dị tật bẩm sinh, trẻ nhẹ cân.

Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ không những gây ra biến chứng nguy hiểm mẹ bầu mà còn gây nguy hiểm cho thai. Vì thế, mẹ bầu cần phải tầm soát định kỳ và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình bị bệnh tuyến giáp; để tránh ảnh hưởng tới bản thân và thai nhi. Việc siêu âm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trước khi mang thai là một việc làm cần thiết.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đến với phòng khám các sản phụ sẽ được siêu âm sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp. Việc phát hiện sớm các bệnh lý tuyến giáp sẽ hỗ trợ cho công tác điều trị tốt hơn từ đó giảm được các biến chứng lên mẹ và thai nhi.

Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?