Bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ em
14:46 - 03/06/2022 Lượt xem: 297 Tác giả: Thu Hoàng
75% trẻ em dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một lần bị viêm tai, và gần 50% số trẻ này bị viêm tai từ 3 lần trở lên trước khi được 4 tuổi.
75% trẻ em dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một lần bị viêm tai giữa, và gần 50% số trẻ này bị viêm tai từ 3 lần trở lên trước khi được 4 tuổi.
1. Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Có hai dạng hay gặp viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
Có 2 thể viêm tai giữa ở trẻ em:
Viêm tai giữa cấp tính:
Là tình trạng bệnh xảy ra đột ngột và gây ra hiện tượng đau tai do tai giữa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Trường hợp không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ, thậm chí là gây mất thính lực và còn ảnh hưởng đến mũi.
Viêm tai giữa mạn tính:
Xảy ra khi những đợt viêm tai cấp tính chưa được điều trị dứt điểm, tình trạng niêm mạc bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và có thể gây chảy mủ trong tai.
2. Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ sơ sinh: Triệu chứng viêm tai giữa thường không rõ ràng, trẻ có thể thường xuyên quấy khóc hoặc bú kém, bỏ bú.
- Đối với trẻ lớn hơn: Trẻ hay khóc, mất ngủ và khó chịu ở tai, đau tai, hay kéo tai, có dịch ở tai và bỏ ăn kèm theo rối loạn tiêu hóa.
- Có hiện tượng chảy mủ theo từng đợt nhưng không có mùi và chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe.
- Trẻ bị viêm tai giữa hay khóc, mất ngủ và khó chịu ở tai.
- Tình trạng nặng hơn, mủ màu xanh, đặc hơn, kèm theo mùi hôi, khả năng nghe kém hơn và thường xuyên bị đau đầu phía bên tai bị viêm.
- Sốt cao và kéo dài, một số trẻ có thể lên cơn co giật, trẻ mệt mỏi, chán ăn.
- Giai đoạn muộn, vì tổn thương ngày càng nghiêm trọng nên khả năng nghe của trẻ kém dần. Một số trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Trường hợp bị cả hai tai, trẻ có nguy cơ không biết nói.
3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ tiến triển xấu hơn, nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là phế cầu.
Viêm tai giữa là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều trị bệnh viêm tai giữa khá phức tạp, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ rất dễ để lại biến chứng. Chính vì thế, khi thấy trẻ có triệu chứng bất thường ở tai, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.