Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

02:46 - 21/05/2020 Lượt xem: 315

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là căn bệnh thể hiện sự rối loạn đông cầm máu có thể khiến cơ thể người bệnh bầm tím hoặc chảy máu. 1. Tiểu cầu là gì? Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành […]

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là căn bệnh thể hiện sự rối loạn đông cầm máu có thể khiến cơ thể người bệnh bầm tím hoặc chảy máu.

1. Tiểu cầu là gì?

Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành phần:

– Thành phần chất lỏng gọi là huyết tương.

– Thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, các tế bào bạch cầu màu trắng và các tế bào tiểu cầu màu vàng.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

    • Hồng cầu: cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào.
    • Bạch cầu: chống lại vi khuẩn bảo vệ cơ thể.
    • Tiểu cầu: giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu.

Sự xuất huyết xảy ra khi số lượng tiểu cầu (thành phần giúp đông máu và cầm máu) thấp một cách bất thường.

2. Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?

Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết dường niệu (tiểu đỏ), xuất huyết não màng não (tai biến)….Tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết não màng não rất thấp, chỉ khoảng 0.5-1% người bệnh.

Về dự hậu: bệnh diễn tiến khác nhau giữa người lớn và trẻ em. 70% trẻ em sẽ hồi phục tự nhiên sau 3 tháng, 20% – 30% sẽ chuyển thành dạng mạn tính. Ngược lại ở người lớn, bệnh thường diễn tiến thành mạn tính và hay tái phát nhiều lần.

3.Trường hợp người bệnh kháng thuốc Corticoids hoặc có quá nhiều biến chứng, có phương pháp nào khác để điều trị bệnh không?

Trong trường hợp tái phát nhiều lần, người bệnh phụ thuộc thuốc Corticoids hoặc khi có quá nhiều biến chứng do thuốc mà tình trạng bệnh không ổn định (số lượng tiểu cầu còn thấp), các phương án điều trị tiếp theo được đề nghị:

    • Cắt lách:

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Cắt lách nội soi tương đối an toàn; tỉ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%. Tuy nhiên sau khi cắt lách, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, một khi nhiễm trùng thì có thể nhiễm trùng rất nặng. Chính vì vậy trước khi cắt lách người bệnh cần được chích ngừa và sau khi cắt lách người bệnh cần được uống kháng sinh phòng ngừa một thời gian dài ( ít nhất là 2 năm liên tục). Ở trẻ em, cắt lách được trì hoãn đến khi đứa trẻ lớn hơn 5 tuổi.

    • Rituximab:

Đây là một loại thuốc mới. Tỉ lệ đáp ứng điều trị 60% nhưng tỉ lệ giữ đáp ứng lâu dài khoảng 40%. Thuốc tương đối đắt tiền và thời gian để có đáp ứng tương đối dài. Thuốc này sẽ được bác sĩ lựa chọn nếu người bệnh không đáp ứng với nhóm Corticoids và không thể cắt lách.

    • Thuốc kích thích tăng tạo tiểu cầu:

Là một loại thuốc mới được chỉ định khi người bệnh kháng với các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên thuốc rất đắt tiền và phải sử dụng lâu dài. Khi ngưng thuốc, đại đa số các trường hợp sẽ có số lượng tiểu cầu giảm thấp trở lại.

Ngoài ra khi người bệnh không đáp ứng với tất cả các phương án điều trị kể trên; bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị sau khi cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn tác dụng phụ của nó gây ra.

4. Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

    • Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều
    • Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì. Nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.
  • Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
    • Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não; nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.
    • Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của minh.
    • Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
    • Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị ; vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh.

Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm một số bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu…. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai