Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

01:49 - 19/05/2020 Lượt xem: 533

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, thường khởi phát bệnh sau một đợt nhiễm virus và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với người lớn thì bệnh […]

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, thường khởi phát bệnh sau một đợt nhiễm virus và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với người lớn thì bệnh rất có khả năng tiến triển thành mạn tính nếu không được điều trị đúng phác đồ.

1. Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn cơ thể nhận diện lầm một cơ quan; bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách. Hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu; cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

2. Dấu hiệu nhận biết

Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường; chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Trong đa số trường hợp người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: chấm xuất huyết ngoài da; bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não….

3. Bác sĩ cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán?

Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ

Xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh: bác sĩ sẽ dùng một kim lớn đâm xuyên vào xương chậu người bệnh để rút dịch tủy xương soi dưới kính hiển vi để quan sát tế bào máu. Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nên người bệnh không có cảm giác đau đớn.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như:

    • Các xét nghiệm vi sinh: HBsAg, anti HCV, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylory…
    • Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4…
    • Các xét nghiệm nếu có kèm thiếu máu: Hồng cầu lưới, Sắt huyết thanh; Ferritin, Billirubin, Haptoglobin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp…

 4. Bệnh điều trị như thế nào?

Bác sĩ bắt đầu điều trị khi: Số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều.

Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các thuốc nhóm Corticoids.

Khi sử dụng các thuốc này; bác sĩ thường dùng liều cao và kéo dài để ức chế miễn dịch của người bệnh. Các thuốc này khi ngưng đột ngột sẽ gây ra biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ liều dùng cho đến thời gian dùng thuốc.

Thuốc nhóm Corticoids khi dùng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ: viêm dạ dày; tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể….Tuy nhiên vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên việc sử dụng thuốc là việc cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc Corticoids phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong trường hợp cấp cứu người bệnh bị xuất huyết đe dọa tính mạng; bác sĩ có thể lựa chọn các thuốc: Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, corticoids liều cao. Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng nâng tiểu cầu trong thời gian ngắn; số lượng tiểu cầu sẽ có thể giảm thấp trở lại sau một thời gian.

Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm một số bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu…. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai