CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 1) Phòng khám 43 Nguyễn Khang
15:36 - 07/08/2021 Lượt xem: 537 Tác giả: Kim Ngân
Hội chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng, biểu hiện chủ yếu ở ngoài da, kèm theo những tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau (gan, thận, phổi, máu). Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu vấn đề này nhé!
Hội chứng lâm sàng của dị ứng thuốc rất đa dạng, biểu hiện chủ yếu ở ngoài da, kèm theo những tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau (gan, thận, phổi, máu). Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu vấn đề này nhé!
1. Sốc phản vệ (SPV)
Là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vọng nhất nếu không được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời.
Bệnh xuất hiện nhanh: ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc. Xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Các đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, thuốc đặt âm đạo, bôi ngoài da, xông, nhỏ mắt v.v... đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất.
Triệu chứng lâm sàng của SPV rất đa dạng. Những dấu hiệu sớm cần chú ý: Ngứa bàn chân, bàn tay, tê môi và lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.
Tuỳ theo mức độ tiến triển, SPV được chia thành 3 loại diễn biến khác nhau: nhẹ, vừa, nặng.
- Diễn biến nhẹ: sau khi dùng thuốc người bệnh thấy đau đầu, sợ hãi, chóng mặt. Có trường hợp nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa không tự chủ. Nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.
- Diễn biến trung bình: với biểu hiện hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, dạ tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
- Diễn biến nặng: xảy ra ngay những giây phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch, huyết áp không đo dược, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.
Tóm lại, triệu chứng lâm sàng của SPV xảy ra ở tất cả các cơ quan:
- Ngoài da: nối mày đay, phù Quincke.
- Tuần hoàn: mạch nhanh, trống ngực, nặng có thể trụy mạch, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, đái ít, ngừng tuần hoàn.
- Hô hấp: khó thở do co thắt phế quản - nặng có thể ngừng thở.
- Tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa.
Nguyên nhân tử vong thường do nghẹt thở cùng với tụt huyết áp kéo dài. Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau SPV như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp SPV đã được xử lý nhưng 1 – 2 tuần lễ sau đó xuất hiện hen phế quản, mày đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.
2. Mày đay: là triệu chứng hay gặp nhất của dị ứng thuốc.
Nhiều khi mày đay là biểu hiện lâm sàng nhẹ và ban đầu của một số hội chứng dị ứng thuốc khác. Các loại thuốc đều có thể gây tình trạng mày đay hay gặp hơn cả là kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, vaccin, huyết thanh, vitamin...
Tình trạng dị ứng xuất hiện sau khi dùng thuốc (nhanh có thể vài phút, chậm có thể hàng ngày) người bệnh có cảm giác nóng bừng, râm ran một vài chỗ trên da như côn trùng đốt, rất ngứa và ở những vùng đó xuất hiện những sẩn phù màu hồng nhạt đường kính vài mm đến vài cm thường là hình tròn, ít khi đơn độc, hay xuất hiện nhiều nơi, có khi tụ thành từng đám, tại những nơi có tổ chức dưới da chắc hơn như lòng bàn tay, bàn chân, đầu ... mày đay rắn hơn khi còn có cảm giác đau nhức.
Ngứa là cảm giác khó chịu nhất, xuất hiện sớm, thường làm người bệnh mất ngủ, càng ngứa gãi, càng làm sẩn phù to nhanh hoặc xuất hiện những sẩn phù khác. Kèm theo sẩn phù ở da đôi khi có khó thở, đau bụng, đau khớp chóng mặt, buồn nôn, mót rặn, sốt cao... Mày đay tái phát trong thời gian ngắn, ban vừa mất đi lại xuất hiện trở lại. Nếu tái phát hàng ngày trong thời gian một tháng trở lên là mày đay mãn tính.
3. Phù Quincke
Phù Quincke có thể xuất hiện vài phút sau khi dùng thuốc, có khi sau vài giờ hoặc sau vài ngày. Nó tiến triển trong vòng vài giờ rồi rút lui cũng trong một vài giờ, hết cơn này đến cơn khác, dai dẳng hàng tuần. Phù Quincke thường ở mặt gây phù mặt, mi mắt sưng mọng không mở mắt được, môi sưng to làm khuôn mặt biến dạng. Phù Quincke còn xuất hiện ở cổ, ngực, bụng tạo thành từng mảng lớn nổi gờ trên mặt da, màu trắng hoặc hồng nhạt, rắn chắc, cũng có trường hợp gặp ở phía trong cẳng tay, đùi, bộ phận sinh dục.
Ngoài ra phù Quincke còn thấy ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu. Phù Quincke thanh quản là nguy hiểm nhất, khi bị phù Quincke thanh quản triệu chứng xuất hiện đầu tiên là nói giọng khàn, ho khan, sau đó thấy khó thở vào, rồi khó thở cả hai thì, vẻ mặt tím tái, hốt hoảng, lo lắng. Trường hợp này phải cấp cứu kịp thời, có khi phải mở khí quản hoặc dùng ngay adrenalin. Trường hợp hay gặp nữa là phù Quincke niêm mạc đường tiêu hoá với các triệu chứng buồn nôn, nôn ra thức ăn, sau nôn ra mật. Lúc đầu đau bụng khu trú sau đau lan khắp bụng, kèm theo có dấu hiệu tăng nhu động ruột, là chảy. Phù Quincke đường tiêu hoá thường kèm theo mày đay ngoài da, chiếm 30% các trường hợp. Phù Quincke đường tiết niệu có triệu chứng của viêm bàng quang cấp, sau đó xuất hiện đái rắt. Phù Quincke ở cơ quan sinh dục cũng có các triệu chứng tương tự.
4. Bệnh huyết thanh
Là bệnh dị ứng do sử dụng các loại huyết thanh: chống uốn ván, chống bạch hầu, Chống độc tố v.v... hoặc các loại hormon: ACTH, insulin. Tuy nhiên nhiều loại thuốc cũng gây nên hội chứng giống bệnh huyết thanh: các penicilin, cephalosporin, sulfamid, Phenylbutason, tetracyclin, dextran, streptomycin, griseofulvin,các barbituric v.v... Đặc tính cơ bản của bệnh là tổn thương mao mạch và tổ chức liên kết.
Cùng với ban xuất hiện, bệnh nhân đau sưng khớp, đi lại khó khăn. Ngoài ra còn thấy mệt mỏi, khó thở, trống ngực, đau vùng tim, lách to. Nhiều trường hợp còn có triệu chứng về tiêu hoá (nôn, buồn nôn, tiêu chảy), thận (có protein niệu), phối (phù phỉ cấp), gan (viêm gan).
Thời kỳ cấp tính của bệnh mức độ nhẹ và trung bình kéo dài 5 - 7 ngày, trường hợp nặng 2 - 3 tuần.
Tóm lại các triệu chứng chung của bệnh là ngứa, đau đầu, rét run, sưng đau khớp, ban nơi tiêm, sưng hạch ngoại vi, sốt cao.
Xem thêm: CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (PHẦN 2)
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.