Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật mẹ bầu cần lưu ý

08:43 - 17/02/2022 Lượt xem: 527 Tác giả: Kim Ngân

Tiền sản giật là hội chứng nguy hiểm liên quan đến thai nghén, có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi. Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể có nguy cơ mắc tiền sản giật. Tuy nhiên, có những yếu tố sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ mắc tiền sản giật.

1. Tiền sản giật là gì?

  - Tiền sản giật là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén đặc trưng với sự xuất hiện triệu trứng huyết áp và protein niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của tiền sản giật.

  - Sản giật là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của tiền sản giật sau khi đã loại trừ cơn co giật do những nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. Sản giật được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của tiền sản giật, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

2. Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào?

  • Do các bất thường về động mạch xoắn nên tiền sản giật có thể làm hạn chế sự lưu thông máu đến nhau thai làm thai không đủ dinh dưỡng và có thể đưa đến tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung (IURG). Tiền sản giật còn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sinh non trên thai phụ.
  • Rau bong non: tiền sản giật làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai. Nhau thai bị vỡ có thể gây chảy máu nặng, đe dọa tính mạng cả mẹ và em bé.
  • Hội chứng HELLP là hiện tượng tan máu (phá hủy các tế bào hồng cầu), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là biến chứng tiền sản giật nặng, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
  • Bệnh tiền sản giật khi mang bầu có thể gây tổn thương thận, gan, phổi, tim, mắt, nó còn dễ gây đột quỵ hoặc chấn thương não. Mức độ gây tổn thương cho các cơ quan phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Khi không được kiểm soát, biến chứng sản giật (tiền sản giật cộng với co giật) có khả năng xảy ra. Sản giật được xem là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé.
  • Có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu cho sản phụ trong tương lai.

3. Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật mẹ bầu đặc biệt phải lưu ý.

Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật mẹ bầu cần lưu ý

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể có nguy cơ mắc tiền sản giật. Tuy nhiên, có những yếu tố sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ mắc tiền sản giật, các yếu tố nguy cơ tiền sản giật bao gồm:

  • Mang thai lần đầu: các thai phụ mang thai lần đầu sẽ có nguy cơ tiền sản giật hơn so với các thai phụ khác. Hoặc đa thai.
  • Có trên một lần mang thai tiền sản giật,đặc biệt là tiền sử tiền sản giật sớm và sinh cục non (<34 tuần).
  • Có mẹ hay chị gái có tiền sử bị tiền sản giật.
  • Bệnh lí tăng đông máu.
  • Đái thái đường týp 1 hoặc týp 2.
  • Tăng huyết áp mạn tính.
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch sớm, mẹ thai phụ có tăng huyết áp.
  • Người mẹ có thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe, hút thuốc lá trong thai kỳ.
  • Mẹ mang thai ở 40 tuổi trở lên.
  • Thai phụ có tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Tăng triglycerid trong thai kỳ.

 4. Làm cách nào để biết chính xác nguy cơ tiền sản giật.

  • Đo huyết áp: Với phụ nữ chưa từng bị cao huyết áp thì nếu kết quả huyết áp vượt quá 140/90 mmHg hoặc cao hơn và được ghi nhận trong hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất bốn giờ thì được xem là bất thường.
  • Protein trong nước tiểu: Bạn sẽ làm xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra protein niệu hoặc kiểm tra tỷ lệ protein/creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) trong nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ PlGF (Placental growth factor - yếu tố tăng trưởng bánh nhau) và sFlt-1 trong máu mẹ. Thông thường PlGF tăng trong 2 quý đầu của thai kỳ và giảm dần ở quý 3 của thai kỳ. Ở các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, chất này sẽ giảm nhiều trong máu mẹ trong suốt thai kỳ.
  • Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung.

5. Cách phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả.

  • Nếu bạn có nguy cơ cao bị hội chứng này, việc bạn cần làm trước khi mang thai là thay đổi lối sống để phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Bạn nên:
  • Giảm cân nếu có chỉ số BMI ở mức thừa cân – béo phì.
  • Tránh xa thuốc lá, tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm soát huyết áp hoặc lượng đường trong máu định kỳ.
  • Bổ sung canxi: Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ được bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (1.200 – 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.
  • Dùng aspirin liều thấp sau 12 tuần mang thai nếu bạn có một trong các yếu tố sau: tiền sử tiền sản giật khi có bầu, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn.

Lưu ý: Thai phụ chỉ nên dùng thuốc, vitamin hoặc thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ.

Tuy nhiên không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tiền sản giật. Do đó các thai phụ cần đi khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm để giúp tầm soát phát hiện sớm tiền sản giật. Đặc biệt là đo huyết áp định kỳ trong thai kỳ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén