Cách chăm sóc rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh

08:53 - 23/05/2023 Lượt xem: 454 Tác giả: Thanh Nga

Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc rốn đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Ngay sau khi bé được sinh

  • Vệ sinh vùng rốn của bé

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.

  • Cẩn thận khi tắm cho bé

Nhiều người cho rằng bạn chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước.

Nếu cuống rốn bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, cuống rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô.

  • Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Rốn là phần mà bạn phải chú ý nhất nhưng cũng đem đến cho bạn nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho bé.

Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô.

Chú ý chăm sóc vùng rốn khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.

  • Để cuống rốn rụng tự nhiên

Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.

Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Mẹ không nên quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.

  • Tã phải được gấp dưới rốn

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

2. Quy trình vệ sinh rốn hàng ngày cho bé

  • Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn

rửa tay trước khi chăm sóc rốn cho trẻ

  • Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
  • Lau rốn sạch bằng gòn và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
  • Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

3. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi nào?

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:  

chăm sóc rốn cho trẻ

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.
  • Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
  • Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.
  • Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

Trên đây là quy trình vệ sinh rốn cho trẻ tại nhà. Hy vọng sẽ giúp ích một phần nào cho các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thời điểm nào nên xét nghiệm vi chất cho bé?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
Grow baby dạng xịt - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não cho trẻ
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm miệng
Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh