Cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

07:56 - 14/03/2020 Lượt xem: 410

Các bé sinh ra trước tuần 37 được xếp vào nhóm trẻ sinh non. Vấn đề chủ yếu thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng là con thường nhẹ cân. Các bộ phận của cơ thế chưa hoạt động hoàn chỉnh và sức đề kháng của trẻ thường yếu. Vì thế việc nuôi dưỡng […]

Các bé sinh ra trước tuần 37 được xếp vào nhóm trẻ sinh non. Vấn đề chủ yếu thường gặp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng là con thường nhẹ cân. Các bộ phận của cơ thế chưa hoạt động hoàn chỉnh và sức đề kháng của trẻ thường yếu. Vì thế việc nuôi dưỡng chăm sóc càng phải cẩn thận hơn. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc trẻ sinh non tại nhà mẹ nên biết.

1. Giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ

Vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên bạn cần đặc biệt chú ý hơn đến việc giữ cho em bé luôn khỏe mạnh. Phòng cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không khí trong lành thoáng mát và tránh gió lùa. Đừng nghĩ vì con đẻ non còn yếu mà đóng cửa kín mít. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển.

Bạn hãy đảm bảo rằng bạn và tất cả những khách đến thăm đều rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trước khi ôm bé. Và hãy nhớ làm điều tương tự trước khi bạn chuẩn bị cho bé ăn.Tuyệt đối không được hôn bé. Không để những người bị sốt, cảm lạnh, ho hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác tiếp xúc với bé. Nếu bạn nuôi bé bằng sữa công thức, hãy tìm hiểu cách bảo quản và chuẩn bị sữa an toàn cho bé.

2. Cẩn thận trẻ bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh đó, trẻ non tháng dễ bị trớ hoặc trào ngược dạ dày. Nôn trớ khi có 1 ít sữa trào ra ở khóe miệng sau mỗi lần bú đây là hiện tượng bình thường. Bạn có thể bế đầu trẻ cao khi bú để hạn chế tình trạng này.

Còn trào ngược dạ dày thực quản là khi trẻ bị nôn ọc nhiều lần trong ngày, đây là hiện tượng bệnh lý cha mẹ cần lưu ý. Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ chậm lên cân hoặc không tăng cân, dễ bị viêm phổi tái diễn, quấy khóc vặn mình thường xuyên về đêm. Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa theo dõi và điều trị tích cực.

Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa, phải cho trẻ dùng sữa ngoài thì cần xem trẻ có bị dị ứng sữa không, có bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy không… Việc dùng sữa cũng cần theo hướng dẫn của bác sĩ nhi.

3. Hệ tiêu hóa và hấp của trẻ còn kém

Cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Dạ dày của trẻ sinh non rất nhỏ vì vậy mẹ cần chú ý đến lượng sữa đưa vào cơ thể. Tránh cho bé ăn quá nhiều gây nên tình trạng nôn trớ. Đồng thời mẹ cần chú ý đến việc ợ hơi cho con sau khi cho bú. Bạn bế vác hoặc cho bé ngồi dựng ở tư thế thích hợp sau đó vuốt dọc sống lưng hoặc vỗ nhẹ từ dưới lưng lên cho đến khi nghe thấy một tiếng ợ.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc tham khảo các mẹ có kinh nghiệm về việc cho con bú thế nào cho đúng? Nếu dùng sữa ngoài thì nên chọn loại bình, loại núm nào để tránh lượng hơi vào dạ dày của bé.

4. Điều chỉnh nhiệt độ phòng, hãy giữ ấm cơ thể bé

Bạn nên giữ nhiệt độ phòng của trẻ ở mức ổn định. Vào mùa lạnh, hãy giữ ấm phòng bằng máy sưởi. Bạn nên lưu ý đặt máy sưởi cách xa bé ít nhất 2 mét. Vào mùa nóng, hãy đảm bảo phòng mát mẻ và thoáng khí.

Cần thay quần áo cho trẻ mỗi ngày, khi quần áo hay khăn tã ướt thì phải thay ngay. Tắm cho trẻ với nước đun sôi để đủ ấm khoảng 37 độ, tránh gió lùa khi đang tắm. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ. Sau khi tắm xong bạn hãy xoa chút dầu tràm vào gan bàn chân cho trẻ.

5. Vệ sinh cá nhân và massage cho bé

Ngoài vệ sinh phòng ốc và môi trường xung quanh, trẻ cũng cần được đảm bảo về vệ sinh cá nhân của bản thân. Tuy nhiên, vì da của trẻ sơ sinh khá mỏng manh và dễ bị tổn thương nên bạn cần phải rất cẩn trọng khi làm vệ sinh cho trẻ.

Sử dụng các loại dầu massage phù hợp với da của bé, dầu dừa thường được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ sinh non.

Nếu có thể, bố mẹ nên trực tiếp massage cho bé vì sự tiếp xúc của bố mẹ sẽ giúp phát triển các cấu trúc liên kết trong cơ thể bé và giúp trẻ tăng cân dễ dàng hơn.

Vào mùa lạnh, bạn nên thoa dầu dưỡng ẩm cho trẻ 2 lần mỗi ngày.

Bạn nên chăm sóc trẻ bằng phương pháp kangaroo (phương pháp da kề da). Đây là một phương pháp thường được các chuyên gia khuyến khích áp dụng đối với trẻ sinh non. Phương pháp này giúp giữ ấm cơ thể, ổn định nhịp thở, giúp trẻ ngủ ngon và phát triển tinh thần lẫn thể chất của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

6. Tiêm chủng phòng bệnh

Mũi tiêm phòng đầu tiên cho trẻ là lao và viêm gan siêu vi B, ở trẻ non tháng có cân nặng > 2.000g sẽ được tiêm phòng ngay khi xuất viện hoặc lúc bắt đầu 2 tháng tuổi. Còn trẻ cân nặng nhỏ hơn 2.000g sẽ được tiêm phòng lúc 2 tháng tuổi.

Ngoài ra, còn những vấn đề khác về sức khỏe của trẻ cần được theo dõi và khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa hoặc sơ sinh…

7. Kiểm soát và phòng tránh nguồn gây bệnh cho bé

Bạn nên cho trẻ bú mẹ ngay từ khi chào đời. Vì đây là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho trẻ.

Tuyệt đối không để trẻ đến những nơi đông đúc, chật hẹp.

Hạn chế việc bế, tiếp xúc với người ngoài cho đến khi trẻ khỏe mạnh.

Thường xuyên bổ sung các vitamin D,K.. theo chỉ định của bác sĩ, tắm nắng cho trẻ.

Trò chuyện, cho bé nghe nhạc để kích thích não bộ phát triển.

– Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi cơ sở y tế khám

Nếu trẻ sinh non có những dấu hiệu nguy hiểm sau, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt:

  • Vàng da nhiều tăng nhanh
  • Ngủ nhiều khó thức dậy
  • Trẻ bú kém, khó thở, quanh môi, mắt hoặc miệng bị xanh tái.
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt,
  • Không tiểu > 12 giờ, không đại tiện > 4 ngày hoặc tiêu phân đen, có máu…

Như vậy, khi chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sinh non tại nhà, cha mẹ cần lưu ý nhiều hơn, bởi cơ thể trẻ còn rất yếu, các cơ quan chưa hoàn thiện hết, rất dễ có nguy cơ bệnh tật và biến chứng. Chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sinh non sẽ giúp trẻ thích nghi và phát triển tốt như trẻ sinh đủ tháng bình thường.

Trên đây là chia sẻ về những lưu ý khi bố mẹ chăm sóc trẻ sinh non của phòng khám 43 Nguyễn Khang. Nếu có thắc mắc hay có những câu hỏi các mẹ có thể liên hệ qua Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn 

hoặc đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN  để được tư vấn.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua